Hình thức trả lương

Một phần của tài liệu giáo trình giáo dục pháp luật (Trang 89 - 90)

II. MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN TRONG LUẬT LAO ĐỘNG

b) Hình thức trả lương

Người sử dụng lao động có quyền chọn các hình thức trả lương nhưng phải duy trì hình thức trả lương đã chọn trong một thời gian nhất định và phải thông báo cho người lao động biết.

Các hình thức trả lương gồm:

- Tiền lương theo thời gian: được trả cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế, cụ thể như sau:

+ Tiến lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động.

+ Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần.

+ Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp,cơ quan lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày.

+ Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ tiêu chuẩn quy định tại bộ luật lao động.

- Tiền lương theo sản phẩm: được trả cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm làm ra.

- Tiền lương khoán: được trả cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc phải hoàn thành.

- Trả lương khi làm thêm giờ: (ngoài giờ làm việc tiêu chuẩn, ngoài số lượng khoán trong giờ tiêu chuẩn), người lao động làm thêm giờ được trả lương như sau:

+ Nếu làm thêm vào ngày thường, ít nhất bằng 150% tiền lương giờ tiêu chuẩn.

+ Nếu làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200% tiền lương giờ tiêu chuẩn.

+ Nếu làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% tiền lương giờ tiêu chuẩn.

- Trả lương khi làm đêm: người lao động làm việc vào ban đêm (từ 22h đến 6h sáng hoặc từ 21h đến 5h), theo quy định, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương, tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm vào ban ngày.

- Trả lương khi ngừng việc: trong trường hợp phải ngừng việc, nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương, nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương. Những mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Nếu ngừng việc vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc vì những nguyên nhân khả kháng, thì tiền lương do hai bên thỏa thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Một phần của tài liệu giáo trình giáo dục pháp luật (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w