Kỷ luật lao động a) Khái niệm

Một phần của tài liệu giáo trình giáo dục pháp luật (Trang 90 - 91)

II. MỘT SỐ CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN TRONG LUẬT LAO ĐỘNG

3. Kỷ luật lao động a) Khái niệm

a) Khái niệm

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động (điều 82, bộ luật lao động)

Kỷ luật lao động là một chế định của pháp luật lao động. Chế định kỷ luật lao động là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động, quy định những biện pháp khuyến khích người lao động chấp hành cũng như quy định các hình thức xử lý đối với những người không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ những nghĩa vụ đó.

Để đảm bảo trật tự lao động, tránh sự tùy tiện của người sử dụng lao động trong việc đề ra kỷ luật lao động, Luật lao động quy định các nội dung trên phải được cụ thể trong nội quy lao động, bao gồm các vấn đề cơ bản sau:

- Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi

- Trật tự trong doanh nghiệp, an toàn, vệ sinh lao động nơi làm việc - Bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ kinh doanh của doanh nghiệp - Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, các hình thức xử lý kỉ luật lao động và trách nhiệm vật chất.

Những doanh nghiệp sử dụng từ 10 lao động trở lên khi xây dựng nội quy lao động phải có sự tham gia ý kiến của ban chấp hành công đoàn cơ sở. Nội quy lao động không được trái với quy định pháp luật lao động và các luật khác. Nội quy lao động phải đăng ký tại sở lao động-thương binh xã hội tỉnh, thành phố, và có hiệu lực kể từ ngày được sở lao động thương binh và xã hội chuẩn y.

Một phần của tài liệu giáo trình giáo dục pháp luật (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w