Phương pháp quản lý hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu giáo trình giáo dục pháp luật (Trang 74 - 75)

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH 1 Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh

b)Phương pháp quản lý hành chính nhà nước

Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là cách thức thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước, cách thức tác động của chủ thể quản lý hành chính nhà nước lên các đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục đích đề ra.

Phương pháp hoạt động của cơ quan hành chính rất đa dạng gồm: phương pháp thuyết phục, phương pháp cưỡng chế, phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế.

* Phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế

- Thuyết phục: là làm cho đối tượng quản lý hiểu rõ sự cần thiết và tự giác thực hiện những hành vi nhất định hoặc không thực hiện những hành vi nhất định. Thông qua thuyết phục, các chủ thể quản lý hành chính nhà nước giáo dục cho mọi công dân nhận thức đúng đắn về kỷ cương xã hội, kỷ luật của nhà nước nhằm tạo ra ý thức pháp luật của mỗi cá nhân, tạo ra thói quen sống và làm việc theo pháp luật. Thuyết phục là hoạt động do cơ quan nhà nước tiến hành thông qua tuyên truyền, giải thích, giáo dục, hướng dẫn, thi đua, khen thưởng, phổ biến kinh nghiệm,…

- Cưỡng chế: là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt vật chất và tinh thần đối với cá nhân hoặc tổ chức nhất định trong trường hợp pháp luật quy định nhằm buộc các cá nhân hay tổ chức đó phải thực hiện hoặc không được thực hiện những hành vi nhất định. Phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước thể hiện trong việc áp dụng những quyết định bắt buộc đơn phương với đối tượng quản lý. Phương pháp cưỡng chế trong quản lý hành chính nhà nước thể hiện trong việc áp dụng những quyết định bắt buộc đơn phương quản lý hành chính nhà nước. Có bốn loại cưỡng chế nhà nước bao

gồm: cưỡng chế hình sự, cưỡng chế dân sự, cưỡng chế kỷ luật, cưỡng chế hành chính. Cưỡng chế hành chính bao gồm các hình thức cơ bản như: xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả của vi vi phạm hành chính, các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp phòng ngừa hành chính,…

* Phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế

- Phương pháp hành chính: là phương pháp quản lý bằng cách ra chỉ thị từ trên xuống, ra những quyết định bắt buộc đối với đối tượng quản lý. Đặc trưng của phương pháp này là sự tác động trực tiếp lên đối tượng quản lý đạt được bằng cách quy định đơn phương nhiệm vụ và phương án hành động của đối tượng quản lý. Phương pháp này thể hiện tính chất quyền lực của hoạt động quản lý. Phương pháp này là cần thiết ở mọi lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.

- Phương pháp kinh tế: là phương pháp tác động gián tiếp đến các hành vi của các cá nhân, tổ chức thông qua việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế tác động đến lợi ích. Phương pháp kinh tế sử dụng đòn bẩy kinh tế như quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, chế độ thưởng, lãi suất tín dụng…

Một phần của tài liệu giáo trình giáo dục pháp luật (Trang 74 - 75)