Nguyên tắc bắt buộc chung đối với mọi chủ thể không có ngoại lệ

Một phần của tài liệu giáo trình giáo dục pháp luật (Trang 49 - 50)

II. PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1 Khái niệm

c) Nguyên tắc bắt buộc chung đối với mọi chủ thể không có ngoại lệ

ngoại lệ

Trong chế độ phong kiến trước kia, nhà nước đặt ra pháp luật để trị dân nên luôn tồn tại tình trạng “Lễ thì không đến thứ dân, Hình thì không đến đại phu”. Nói cách khác, trong xã hội luôn tồn tại một bộ phận con người đứng trên pháp luật. Chính vì vậy, pháp luật không thể hiện được vai trò , giá trị xã hội của nó.

Xây dựng và hoàn thiện pháp chế XHCN đòi hỏi mọi chủ thể trong xã hội đều bình dẳng trước pháp luật. Sự bình đẳng ở đây là bình đẳng cả trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ. Thực hiện nguyên tắc này không những đòi hỏi người dân làm đúng pháp luật mà quan trọng hơn là sự đòi hỏi cơ quan, công chức nhà nước gương mẫu thực hiện pháp luật. Nếu nhà nước thực hiện đúng pháp luật sẽ tạo điều kiện tốt cho việc thực hiện pháp luật của các chủ thể khác. Ngược lại, nếu nhà nước không thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật thì lập tức nó ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân dân, gây mất lòng tin ở nhân dân và dễ dẫn đến mất ổn định xã hội.

Sự bắt buộc chung này còn được thể hiện ở việc thực hiện bổn phận theo pháp luật cũng như việc chịu trách nhiệm pháp lý của các chủ thể. Một chủ thể có nghĩa vụ pháp lý thì nhất thiết phải thực hiện, không được thoái thác.

Ví dụ: Cán bộ công an đang làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông không thể làm ngơ khi thấy hành vi vi phạm pháp luật giao thông xảy ra. Bất cứ cơ quan nào, tổ chức nào, cá nhân nào dù ở bất cứ cương vị nào khi vi phạm pháp luật đều bị xử lý theo pháp luật. Không cho phép tồn tại một “vùng cấm” nào trong xã hội.

Trên đây là một số nguyên tắc cơ bản cần quán triệt và vận dụng trong quá trình xây dựng và củng cố pháp chế XHCN ở nước ta hiện nay. Bên cạch đó, chúng ta còn phải hết sức quan tâm đến một số vấn đề quan trọng khác như: mối tương quan giữa pháp chế và văn hóa, pháp chế và dân chủ, pháp chế và tính hợp lý…

Một phần của tài liệu giáo trình giáo dục pháp luật (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w