Chiến lược của doanh nghiệp chuyên môn hoá hay "nép

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược marketing tại công ty sản xuất giày xuất khẩu và hàng tiêu dùng huế (Trang 30 - 31)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.6.1.5.4.Chiến lược của doanh nghiệp chuyên môn hoá hay "nép

Một số doanh nghiệp chỉ quan tâm đến một phần nhỏ của thị trường và cố gắng chiếm khoảng trống thị trường mà ở đó, nó hy vọng chuyên môn hoá hoạt động. Một khoảng trống thị trường chỉ có thể được xem là hiệu quả và lâu bền nếu có đủ 5 đặc điểm sau:

- Một quy mô vừa và đủ về sức mua. - Có một tiềm năng tăng trưởng rõ rệt.

- Đối thủ cạnh tranh bỏ qua hoặc không biết đến. - Phù hợp với năng lực riêng biệt của doanh nghiệp. - Có khả năng phòng vệ khi bị tấn công.

Chiến lược chuyên môn hoá tỏ ra thành công khi:

- Thị trường ổn định hoặc tăng trưởng yếu. Sản phẩm ít thay đổi và dịch vụ tương đối quen thuộc.

- Doanh nghiệp chỉ chuyên môn hoá vào một số ít các hoạt động. - Tạo ra sự nổi tiếng về quan hệ chất lượng/ giá cả.

- Chi phí thấp nhờ chủng loại hẹp, ít chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển, cho việc tung sản phẩm và hỗ trợ thương mại.

marketing theo một số tiếp cận khác:

Thứ nhất, đó là chiến lược marketing theo loại khách hàng. Căn cứ vào hành vi tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp và của đối thủ cạnh tranh, có thể phân đoạn thị trường khách hàng thành 4 nhóm, mỗi nhóm có chiến lược marketing thích ứng.

- Khách hàng của doanh nghiệp: Áp dụng chiến lược khai thác và làm tăng thêm sự trung thành của khách hàng.

- Khách hàng hỗn hợp, tức là đồng thời mua sản phẩm của doanh nghiệp và của đối thủ cạnh tranh: Áp dụng chiến lược cạnh tranh mạnh mẽ.

- Khách hàng của đối thủ cạnh tranh: Áp dụng chiến lược thu hút khách hàng.

- Những người chưa sử dụng: Áp dụng chiến lược mở rộng thị trường.

Thứ hai, việc xác lập và lựa chọn chiến lược marketing căn cứ vào "tinh thần" hay yếu tố cơ bản của chiến lược. Có 2 dạng chiến lược: chiến lược

"kéo" và chiến lược "đẩy". Chiến lược kéo: Nhấn mạnh việc thu hút khách

hàng đến các điểm bán bằng chính sách truyền thông marketing. Chiến lược đẩy: Nhấn mạnh vai trò của nhà phân phối trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược marketing tại công ty sản xuất giày xuất khẩu và hàng tiêu dùng huế (Trang 30 - 31)