6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.6.1.5.2. Chiến lược của doanh nghiệp thách đấu
Tất cả những doanh nghiệp ở vị trí thứ hai, thứ ba,... là những doanh nghiệp "kế cận". Đó là những công ty lớn và thường đứng trước sự lựa chọn;
hoặc tìm cách phát triển để trở thành người thách đấu, hoặc bằng lòng với vị trí theo sau.
a. Lựa chọn mục tiêu và đối thủ cạnh tranh chiến lược. Trước hết, các doanh nghiệp loại này phải tiến hành lựa chọn mục tiêu và đối thủ cạnh tranh chiến lược. Mục tiêu của người thách đấu là tăng thị phần và gây thiệt hại cho cạnh tranh. Doanh nghiệp tấn công có thể lựa chọn giữa 3 tiếp cận như: tấn công thủ lĩnh, tấn công đối thủ đang gặp khó khăn, tấn công các doanh nghiệp yếu hơn.
b. Chiến lược tấn công. Một doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều phương án khác nhau.
+ Chiến lược giảm giá: Cung cấp cùng loại sản phẩm như thủ lĩnh nhưng với giá thấp hơn.
+ Chiến lược sản phẩm trung bình: cung cấp loại sản phẩm đơn giản, chất lượng thấp. Chiến lược này có hiệu quả khi đoạn thị trường nhạy cảm về giá hoặc khi các chu trình phân phối khác nhau.
+ Chiến lược tìm kiếm sự nổi tiếng: đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao, bán với giá cao. Đó thường là chính sách tuyển chọn hình ảnh.
+ Chiến lược phát triển chủng loại sản phẩm. Chiến lược này thường phù hợp với các doanh nghiệp lớn, đa dạng hoá.
+ Chiến lược đổi mới: đổi mới công nghệ hoặc thương mại.
+ Chiến lược cải tiến dịch vụ: cung cấp nhiều dịch vụ với giá ngang bằng. + Chiến lược giảm chi phí: tạo khả năng giảm giá.
+ Chiến lược đầu tư quảng cáo: tạo ra cơ hội tung sản phẩm mới.