5. Phương pháp nghiên cứu
3.3.2 Đối với công tác đào tạo
Chu trình doanh thu, chu trình kinh doanh và hê ̣ thống thông tin kế toán là các khái niệm tương đối mới ở Việt Nam, nội dung về hê ̣ thống thông tin kế toán mới chỉ được đưa vào giảng dạy ở một số Trường Đại học như Đại học Kinh tế TP.HCM, Đại học Cần Thơ, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đại học Kinh tế Huế… Hê ̣ thống thông tin kế
góc độ một hê ̣ thống xử lý thông tin bao gồm đầu vào, hoạt động xử lý và đầu ra. Đầu vào là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hoạt động xử lý bao gồm các thủ tục, các quy trình thể hiện bằng các chu trình của kế toán (chu trình doanh thu, chu trình chi phí, chu trình sản xuất, chu trình tài chính…) hay còn gọi là các chu trình kinh doanh. Đầu ra là các thông tin kế toán thể hiện trên báo cáo kế toán quản trị và báo cáo tài chính. Chu trình kinh doanh là một chuỗi các hoạt động được lặp đi lặp lại với các đối tượng kế toán có liên quan với nhau trong một nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Các doanh nghiệp có thể đã xây dựng cho mình các quy trình kinh doanh như quy trình bán hàng, quy trình mua hàng, quy trình sản xuất… nhưng không chi tiết và cụ thể về trình tự luân chuyển chứng từ, số liên chứng từ cũng như các biện pháp nhằm thực hiện kiểm soát nội bộ trong từng quy trình. Các quy trình này vẫn chủ yếu là kế toán trong điều kiện xử lý bằng thủ công, chưa áp dụng trên các quy trình kết hợp giữa xử lý thủ công và xử lý trên phần mềm trên máy tính.
Vì vậy, theo ý kiến của tác giả ngoài đào tạo về thực hành kế toán trên các phần mềm chuyên dụng, các đơn vị đào tạo chuyên ngành kế toán, kiểm toán nên nghiên cứu để đưa vào chương trình đào tạo của mình các nội dung sau:
- Thực hành công tác kế toán bằng phần mềm Excel - Hê ̣ thống thông tin kế toán
- Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện tin học hóa
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (trong học phần Tin học chuyên ngành)
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Sự phát triển của công nghệ thông tin và quá trình toàn cầu hóa đã tạo ra một môi trường kinh doanh phức tạp, thay đổi liên tục, tạo ra nhiều thách thức cũng như cơ hội cho hoạt động kinh doanh. Công nghệ thông tin đã cho ra đời khái niệm hệ thống thông tin kế toán và tạo ra những thay đổi, ảnh hưởng đến mô hình và quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Những sự thay đổi này đưa đến một nhu cầu đối với những người làm công tác kế toán phải có một sự am hiểu về quá trình thiết kế, phát triển, ứng dụng và tổ chức hê ̣ thống thông tin kế toán. Do đó, hê ̣ thống thông tin kế toán ngày càng là một thành phần quan trọng trong kiến thức về nghề nghiệp kế toán. Hoạt động bán hàng là một hoạt động rất quan trọng đối với các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ. Đồng thời, sự phát triển của thương mại điện tử với các giao dịch điện tử và các phương thức thanh toán điện tử đã làm thay đổi một cách cơ bản cách thức tổ chức kế toán doanh thu trong các doanh nghiệp. Cho nên, việc xây dựng quy trình tổ chức kế toán doanh thu cho các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trong điều kiện tin học hóa là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Với quá trình nghiên cứu, hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu trong điều kiện tin học hóa tại các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, luận văn đã đạt được một số kết quả sau:
- Luận văn đã hê ̣ thống hóa được các vấn đề lý luận cơ bản về kế toán, hê ̣ thống thông tin kế toán, tổ chức công tác kế toán doanh thu trong điều kiện tin học hóa. Luận văn đã làm rõ nội dung tổ chức kế toán doanh thu trong điều kiện tin học hóa hay chu trình doanh thu bao gồm quản lý các đối tượng kế toán chi tiết thông qua mã hóa trong quy trình bán hàng; quy trình luân chuyển chứng từ được thể hiện qua hai quy trình cụ thể là quy trình xử lý đơn đặt hàng và quy trình lập hóa đơn, quản lý nợ phải thu, thu tiền bán hàng; các báo cáo quản lý trong hoạt động bán hàng.
- Luận văn đã trình bày cụ thể về thực trạng công tác tổ chức kế toán doanh thu trong điều kiện tin học hóa tại các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở thực trạng đó, luận văn đã tiến hành phân tích, đánh giá rút ra được những điểm tích cực và những hạn chế của việc tổ chức kế toán doanh thu trong các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ. Từ đó, đưa ra các biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện chu trình doanh thu tại các doanh nghiệp này trong giai đoạn hiện nay. Thực trạng chu trình doanh thu tại các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ có rất nhiều vấn đề cần phải bổ sung và điều chỉnh như: vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán của các doanh nghiệp; vấn đề mã hóa các đối tượng chi tiết phục vụ yêu cầu quản trị doanh nghiệp; vấn đề xây dựng hạn mức tín dụng đối với khách hàng và phương pháp xử lý khi vượt quá hạn mức; vấn đề nhận biết các rủi ro trong quá trình xuất kho và giao hàng, lập hóa đơn, quản lý nợ phải thu, thu tiền bán hàng và các biện pháp kiểm soát nội bộ nhằm hạn chế rủi ro.
- Dựa trên cơ sở những vấn đề đánh giá được qua quá trình nghiên cứu, luận văn khẳng định sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu trong điều kiện tin học hóa tại các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và bổ sung các nội dung cho công tác đào tạo chuyên ngành kế toán kiểm toán trong giai đoạn hiện nay.
Tuy nhiên, với những hạn chế về thời gian, kinh phí, kinh nghiệm nghiên cứu cũng như những khó khăn trong quá trình thu thập thông tin từ doanh nghiệp, luận văn còn có các điểm hạn chế sau:
- Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ mà chưa mở rộng nghiên cứu cho cả doanh nghiệp sản xuất.
- Không tiến hành phỏng vấn trực tiếp cho toàn bộ mẫu điều tra được chọn mà chỉ thực hiện đối với 05 doanh nghiệp, còn lại sử dụng phương pháp phát phiếu khảo sát dẫn đến là số phiếu thu về không đủ 100% số phiếu phát ra.
- Việc xử lý số liệu từ doanh nghiệp chỉ sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp đồ thị, không sử dụng các phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng nên chưa thể giải thích sâu sắc về các vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải trong khi thực hiện chu trình doanh thu.
Xuất phát từ những hạn chế trên, tác giả có hướng nghiên cứu trong thời gian tới là:
- Nghiên cứu thực trạng tổ chức hê ̣ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp dịch vụ.
- Nghiên cứu thực trạng ứng dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp. - Nghiên cứu mô hình triển khai hê ̣ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại một số doanh nghiệp đã triển khai thành công.
Những giải pháp và đề xuất trong luận văn chỉ mới là kết quả nghiên cứu ban đầu, cũng còn khá mới. Mặc dù có nhiều nỗ lực của bản thân nhưng do khả năng có hạn và thời gian nghiên cứu hạn chế, vì vậy luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong được Quý Thầy Cô, các đồng nghiệp, các nhà nghiên cứu quan tâm giúp đỡ, chỉ ra những sai sót và hướng nghiên cứu mới để luận văn được hoàn thiện hơn.
Để hoàn thành luận văn này, tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự giúp đỡ quý giá của Thầy giáo huớng dẫn, các Thầy Cô trong Học viện Tài chính - Hà Nội, các Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế - Huế, các doanh nghiệp đã tham gia trả lời Phiếu khảo sát, các bạn đồng nghiệp và bạn bè.
MỤC LỤC Lời cam đoan
Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các sơ đồ Danh mục các biểu đồ Danh mục các bảng PHẦN 1: MỞ ĐẦU...1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ...1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài...2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu...2
5. Phương pháp nghiên cứu...3
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...3
Chương 1- TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN, HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN, CHU TRÌNH DOANH THU...3
1.1 Tổng quan về kế toán...3
1.1.1 Khái niệm về kế toán ...4
1.1.2 Đối tượng kế toán...5
1.1.3 Vai trò, yêu cầu và nguyên tắc của kế toán...6
1.1.3.1 Vai trò kế toán ...6
1.1.3.2 Yêu cầu của kế toán...6
1.1.3.3 Các khái niệm và nguyên tắc chung được thừa nhận...7
1.2 Hệ thống thông tin kế toán...9
1.2.1 Khái niệm hê ̣ thống thông tin kế toán ...9
1.2.2 Cấu trúc hê ̣ thống thông tin kế toán ...10
1.3 Các yếu tố chi phối đến tổ chức hê ̣ thống thông tin kế toán...11
1.4 Tổ chức kế toán doanh thu trong điều kiện tin học hóa (chu trình doanh thu)...14
1.4.1 Tổ chức xây dựng danh mục các đối tượng quản lý và hệ thống mã hóa các đối tượng quản lý...15
1.4.1.1 Xác định yêu cầu thông tin ...15
1.4.1.2 Xây dựng danh mục đối tượng kế toán ...16
1.4.1.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán ...20
1.4.2 Tổ chức xây dựng hê ̣ thống chứng từ và quy trình luân chuyển...23
1.4.3 Quy trình xử lý đơn đặt hàng (Order Entry/Sales – OE/S)...25
1.4.3.1 Nhận đơn đặt hàng...28
1.4.3.2 Xét duyệt hạn mức tín dụng đối với khách hàng ...29
1.4.3.3 Kiểm tra hàng tồn kho...30
1.4.3.4 Xuất kho và giao hàng...31
1.4.4 Quy trình lập hóa đơn, quản lý công nợ khách hàng và thu tiền bán hàng
(Billing/Account Receivable/Cash Receipt – B/AR/CR)...35
1.4.4.1 Lập hóa đơn bán hàng...37
1.4.4.2 Hệ thống quản lý nợ phải thu của khách hàng...38
14.4.3 Thu tiền bán hàng...39
1.4.4.4 Kiểm soát nội bộ đối với B/AR/CR...40
1.4.5 Tổ chức hê ̣ thống báo cáo kế toán...43
Chương 2 – THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KẾ TOÁN DOANH THU TRONG ĐIỀU KIỆN TIN HỌC HÓA TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ...44
2.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu...44
2.1.1 Giới thiệu tổng quan về tỉnh Thừa Thiên Huế...44
2.1.2 Mô tả tổng thể mẫu nghiên cứu...46
2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán doanh thu trong điều kiện tin học hóa tại các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế...48
2.2.1 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán ...48
2.2.2 Thực trạng tổ chức xây dựng danh mục các đối tượng quản lý và hệ thống mã hóa các đối tượng quản lý...53
2.2.3 Thực trạng tổ chức xây dựng hê ̣ thống chứng từ và quy trình luân chuyển...57
2.2.4 Thực trạng quy trình xử lý đơn đặt hàng...59
2.2.4.1 Nhận đơn đặt hàng...59
2.2.4.2 Kiểm tra hàng tồn kho...63
2.2.4.3 Xét duyệt hạn mức tín dụng đối với khách hàng ...64
2.2.4.4 Xuất kho và giao hàng...67
2.2.4.5 Kiểm soát nội bộ đối với quy trình xử lý đơn đặt hàng...71
2.2.5 Thực trạng quy trình lập hóa đơn, quản lý nợ phải thu khách hàng và thu tiền bán hàng...75
2.2.5.1 Lập hóa đơn bán hàng ...75
2.2.5.2 Quản lý nợ phải thu ...78
2.2.5.3 Thu tiền bán hàng...80
2.2.5.4 Kiểm soát nội bộ đối với quy trình lập hóa đơn, quản lý nợ phải thu khách hàng và thu tiền bán hàng...81
Chương 3 – MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ...86
3.1 Các quan điểm làm căn cứ cho các giải pháp được đề xuất...87
3.1.1 Quan điểm về tổ chức hê ̣ thống thông tin kế toán ...87
3.1.2 Quan điểm về phát triển thương mại điện tử và thanh toán không dùng tiền mặt..88
3.2 Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tổ chức kế toán doanh thu trong điều kiện tin học hóa...89
3.2.1 Giải pháp về định hướng xây dựng hê ̣ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp
...89
3.2.2 Giải pháp về thiết kế bộ mã cho các đối tượng theo dõi chi tiết của doanh thu đối với doanh nghiệp thương mại, dịch vụ ...90
3.2.3 Giải pháp về xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ kế toán trong nghiệp vụ kế toán doanh thu cho doanh nghiệp thương mại, dịch vụ ...95
3.2.4 Giải pháp về hê ̣ thống kiểm soát nội bộ trong chu trình doanh thu ...98
3.3 Các đề xuất và kiến nghị để hoàn thiện kế toán doanh thu trong điều kiện tin học hóa ...101
3.3.1 Đối với doanh nghiệp ...101
3.3.2 Đối với công tác đào tạo...102