Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu trong điều kiện tin học hóa tại các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 101 - 102)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1Đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tuy đã thực hiện khá tốt công tác kế toán doanh thu trong điều kiện tin học hóa nhưng vẫn còn khá nhiều vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa trong giai đoạn hiện nay.

- Doanh nghiệp cần xây dựng một quy trình bán hàng thể hiện bằng văn bản rõ ràng, trong đó ghi rõ bộ phận, công việc thực hiện, chứng từ sử dụng, số liên của chứng từ và thời gian luân chuyển chứng từ cho từng bộ phận.

- Doanh nghiệp nên xây dựng cho doanh nghiệp mình một hê ̣ thống mã hóa chứng từ và các đối tượng kế toán chi tiết như khách hàng, hàng hóa hay nhân viên bán hàng nhằm quản lý chi tiết và đáp ứng được các yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể mở rộng hê ̣ thống mã hóa này đối với các đối tượng kế toán chi tiết khác như nhà cung cấp, nhân viên hành chính, văn phòng hay ban lãnh đạo doanh nghiệp, các tài sản cố định hữu hình… Đồng thời, cũng tạo cơ sở nền tảng cho việc ứng dụng phần mềm kế toán và phần mềm quản lý hê ̣ thống nguồn lực toàn doanh nghiệp sau này.

- Doanh nghiệp nên chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để có thể thực hiện việc tin học hóa từng bước công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, bắt đầu từ việc chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị (trang bị một hê ̣ thống máy tính nối mạng LAN cho toàn doanh nghiệp), thành lập một bộ phận tin học chuyên đảm nhận các vấn đề về công nghệ thông tin kể quản lý hê ̣ thống mạng nói trên và trang Web của doanh nghiệp, trích lập một quỹ phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp nhằm đầu tư cho cơ sở vật chất đồng thời làm nguồn kinh phí đào tạo nhân viên kế toán của doanh nghiệp về chuyên môn kế toán kết hợp với công nghệ thông tin.

- Doanh nghiệp nên hướng đến việc xây dựng cho mình một cơ sở dữ liệu chung cho toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh và lựa chọn một hệ quản trị cơ sở dữ liệu đủ mạnh để có thể xử lý được một khối lượng lớn nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp cần quan tâm đến các rủi ro có thể xảy ra trong quy trình bán hàng của doanh nghiệp và nghiên cứu các biện pháp hạn chế rủi ro để có thể áp dụng vào doanh nghiệp một cách hợp lý nhất.

- Đối với hoạt động quản lý nợ phải thu khách hàng, doanh nghiệp cần phải lập dự phòng phải thu khó đòi nhằm tạo ra một quỹ dự phòng rủi ro đề phòng trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp sẽ không thu được tiền bán hàng và phải xử lý khoản không thu được này vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Việc lập này có thể dựa vào số ngày chậm thanh toán khoản nợ của khách hàng được phần mềm thống kê và báo cáo trong báo cáo công nợ khách hàng theo thời hạn thanh toán.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu trong điều kiện tin học hóa tại các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 101 - 102)