Quản lý nợ phải thu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu trong điều kiện tin học hóa tại các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 78 - 81)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.5.2 Quản lý nợ phải thu

Đối với hoạt động quản lý nợ phải thu khách hàng, các doanh nghiệp đều thực hiện theo dõi nợ phải thu của khách hàng theo từng khách hàng, chi tiết theo từng hóa đơn của khách hàng và theo dõi thời hạn thanh toán của các hóa đơn này.

Biểu đồ 2.23 Phương thức quản lý nợ phải thu của khách hàng

Kết quả điều tra cho thấy, các doanh nghiệp quan tâm nhiều đến tổng số nợ phải thu của từng khách hàng, tỷ lệ các doanh nghiệp lựa chọn phương thức quản lý này là 65% (26/40). Đối với việc quản lý nợ phải thu khách hàng chi tiết theo từng hóa đơn thì các doanh nghiệp ít chú ý hơn, số doanh nghiệp lựa chọn phương thức quản lý này chỉ

chiếm 47,5% (19/40) trong khi vai trò của quản lý nợ phải thu khách hàng chi tiết theo từng hóa đơn rất quan trọng. Phương thức quản lý nợ phải thu khách hàng chi tiết theo từng hóa đơn sẽ giúp cho doanh nghiệp thống kê được các chỉ tiêu về số nợ của khách hàng, số hóa đơn khách hàng nợ, thời hạn thanh toán của từng hóa đơn, khách hàng đã thanh toán cho hóa đơn nào, hóa đơn nào chưa được thanh toán, khách hàng đã mua hàng hóa nào, số lượng bao nhiêu… để có thực hiện các chính sách bán hàng phù hợp cho từng khách hàng. Chẳng hạn như khách hàng mua hàng với khối lượng tích lũy lớn trong một thời gian nhất định thì doanh nghiệp sẽ căn cứ vào khối lượng hàng để tiến hành chiết khấu thương mại cho khách hàng vào thời điểm cuối kỳ. Hay như khách hàng thanh toán các hóa đơn rất sớm không đợi đến lúc doanh nghiệp nhắc công nợ mới thanh toán thì doanh nghiệp có thể áp dụng chiết khấu thanh toán cho các khách hàng này và mở rộng hạn mức tín dụng đối với nhóm khách hàng này. Nếu doanh nghiệp có triển khai chính sách bán hàng cho phép trả lại hàng trong một thời gian nhất định thì việc theo dõi từng hóa đơn giúp cho doanh nghiệp xác định chính xác số hàng bị trả lại đó thuộc hóa đơn nào? được giao vào ngày nào? có còn nằm trong thời hạn trả hàng quy định của doanh nghiệp hay không?

Việc theo dõi thời hạn thanh toán của các khoản nợ hay của các hóa đơn cũng rất quan trọng. Nó cho biết khách hàng phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho doanh nghiệp vào lúc nào? khách hàng thanh toán đúng hạn hay không? Đồng thời, thời hạn thanh toán cũng cho biết là các khoản khách hàng nợ doanh nghiệp là đang còn trong hạn hay đã quá hạn, quá hạn bao nhiêu ngày rồi, liệu có thu hồi được hay không? Nhưng chỉ có 32,5% doanh nghiệp quan tâm đến phương thức này trong quản lý nợ phải thu khách hàng tương ứng với 9/40 doanh nghiệp.

Chúng ta tiếp tục tìm hiểu về các chính sách bán hàng mà các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang áp dụng qua bảng 2.2.

Bảng 2.2 Các chính sách bán hàng được áp dụng

Chính sách bán hàng Không

Giảm giá hàng bán 20 19

Chiết khấu thương mại 18 21

Chiết khấu thanh toán 10 29

Hàng bán rồi được trả lại 4 35

Chính sách khác 2 37

Các doanh nghiệp chủ yếu lựa chọn hai chính sách là giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại, với số lượng doanh nghiệp lựa chọn là 20 và 18 trên tổng số 39 có trả lời. Doanh nghiệp có thể giảm giá bán của sản phẩm cho khách hàng nếu khách hàng có mối quan hệ thân quen với doanh nghiệp, chứ không phải do hàng hóa của doanh nghiệp có chất lượng không đảm bảo như trong lý thuyết. Chiết khấu thương mại thì được doanh nghiệp áp dụng khi khách hàng mua hàng với số lượng lớn nhưng doanh nghiệp chỉ chiết khấu cho từng lần mua hàng chứ không tính theo khối lượng hàng mua được tích lũy trong một thời gian nhất định.

Còn hàng bán rồi được trả lại trong một thời gian nhất định chỉ có 10 doanh nghiệp áp dụng. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề chăm sóc khách hàng sau bán hàng mà việc này đối với quan điểm bán hàng hiện đại rất quan trọng.

2.2.5.3 Thu tiền bán hàng

Hiện nay, bên cạnh các phương thức thanh toán như trả tiền mặt khi giao hàng, mở tài khoản ở nước ngoài để nhận tiền trả bằng thẻ tín dụng, chuyển khoản qua Ngân hàng, gửi tiền qua Bưu điện, chuyển qua hệ thống chuyển tiền quốc tế, phát hành thẻ trả trước thì cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, các doanh nghiệp đang dần chuyển sang hình thức thanh toán trực tuyến qua mạng. Hình thức này đã giúp các doanh nghiệp giảm thiểu các loại chi phí, mở rộng kênh phân phối và gia tăng các giá trị cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn khá nhiều doanh nghiệp thành công trong việc nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm và thị trường nhờ tham gia và các “sân chơi” dành cho nhóm các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế sử dụng phương thức thanh toán nào? Có thuận tiện cho khách hàng hay không? Có theo kịp sự phát triển của các phương thức thanh toán hiện đại?

Biểu đồ 2.24 Phương thức thanh toán

Chúng ta có thể thấy rõ rằng các doanh nghiệp vẫn ưu tiên hai phương thức thanh toán truyền thống là thu tiền tại doanh nghiệp bằng tiền mặt và chuyển khoản qua Ngân hàng với cùng tỷ lệ khá cao 72,5%. Điều này là đương nhiên vì hai phương thức này có độ an toàn cao nhất nhưng với sự phát triển của các giao dịch điện tử thì các phươn thức này thực sự chưa đáp ứng được tính thuận tiện cho việc thanh toán của khách hàng. Để hỗ trợ cho việc thu hồi tiền bán hàng tốt hơn doanh nghiệp cũng đã thực hiện phương thức thu tiền bán hàng tại địa chỉ của khách hàng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc thanh toán. Phương thức thu tại địa chỉ của khách hàng được 45%

số doanh nghiệp lựa chọn. Một phương thức thanh toán khá hiện đại được áp dụng phổ biến trên thế giới trong thời gian gần đây là thanh toán bằng thẻ tín dụng. Phương thức này mang lại sự tiện dụng và sự an toàn cho khách hàng đồng thời góp phần hạn chế việc thất thoát tiền và các vấn đề về tiền giả, không đạt yêu cầu (rách, co rút…) mà các phương thức trên có thể gặp phải. Nhưng chỉ có 22,5% doanh nghiệp chấp nhận cho khách hàng sử dụng phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng.

Có một phương thức khác đang được doanh nghiệp áp dụng trong quá trình thanh toán là đối trừ công nợ với khách hàng hay còn gọi là bù trừ công nợ. Không có doanh nghiệp nào áp dụng hình thức thanh toán trực tuyến qua mạng bởi vì hai nguyên nhân chủ yếu sau. Khách hàng chưa biết nhiều về phương thức thanh toán qua mạng Internet mặc dù có một số doanh nghiệp đã triển khai phương thức bán hàng trên mạng (7,5% số doanh nghiệp lựa chọn). Số lượng người có tài khoản trên mạng Internet là rất thấp cho nên việc thanh toán qua mạng là không phổ biến. Các doanh nghiệp cũng chưa quan tâm nhiều đến vấn đề thanh toán qua mạng vì họ cho rằng phương thức thanh toán này có nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro do các loại tội phạm tin học - hacker có thể gây thiệt hại lớn đối với doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp xây dựng hê ̣ thống thanh toán trên mạng thì cũng phải đầu tư nhiều chi phí cho cả vấn đề xây dựng. bảo trì và bảo mật hê ̣ thống này. Doanh nghiệp cho rằng việc thanh toán trực tuyến chưa thật sự cần thiết đối với doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán doanh thu trong điều kiện tin học hóa tại các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w