5. Phương pháp nghiên cứu
1.4.5 Tổ chức hê ̣ thống báo cáo kế toán
Theo Võ Văn Nhị, Đoàn Ngọc Quế, Lý Thị Ngọc Châu (2001), báo cáo kế toán là sản phẩm của quá trình tổ chức thực hiện kế toán tại doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường thì kế toán được chia thành kế toán tài chính và kế toán quản trị, vì thế, khi nghiên cứu báo cáo kế toán cần nghiên cứu riêng biệt báo cáo kế toán tài chính và báo cáo kế toán quản trị. [11]
Báo cáo kế toán tài chính là một hệ thống thông tin được xử lý bởi hệ thống kế toán tài chính, nhằm cung cấp những thông tin tài chính có ích cho các đối tượng sử dụng để đưa ra các quyết định kinh tế.
Báo cáo kế toán quản trị là những báo cáo phục vụ yêu cầu quản trị và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà quản lý doanh nghiệp.
Báo cáo kế toán quản trị cung cấp những thông tin mà nhà quản lý cần để lập kế hoạch, đánh giá và kiểm soát hoạt động trong doanh nghiệp, nó tồn tại vì lợi ích của doanh nghiệp. Nói một cách tổng quát, nó cung cấp những thông tin kế toán phục vụ cho mục tiêu ra quyết định của nhà quản lý, chủ yếu là định hướng cho tương lai. Những quyết định sáng suốt về những vấn đề như giá cả trong tương lai, số lượng sản phẩm đầu ra, kết cấu sản phẩm tiêu thụ, vấn đề quản lý vốn... tất cả đều liên quan đến việc đánh giá các thông tin kế toán quản trị. Vì thông tin kế toán quản trị chỉ được chuẩn bị và sử dụng riêng cho nhà quản lý nên kiểm toán độc lập sẽ không thích hợp. Do không cần được kiểm toán độc lập và khía cạnh sở hữu cá nhân của thông tin kế toán quản trị, nên việc lập những báo cáo này không cần thiết phải tuân theo những nguyên tắc kế toán nhất định, nhằm mục đích tăng cường khả năng so sánh giữa các công ty, bởi những so sánh đó không phải là mục đích của kế toán quản trị nói chung và báo cáo kế toán quản trị nói riêng.
Các loại báo cáo kế toán trong chu trình doanh thu
Mặc dù số lượng báo cáo cũng như nội dung các báo cáo này có thể thay đổi nhiều ít tuỳ theo quy mô doanh nghiệp nhưng điển hình thì thường có các loại báo cáo như sau:
Nhật ký thu tiền mặt và các điều chỉnh
Báo cáo doanh thu bán hàng (theo khu vực bán hàng, theo nhân viên bán hàng, theo từng mặt hàng…)
Bảng cân đối số công nợ khách hàng theo tuổi nợ (chi tiết theo từng hoá đơn và thời hạn thanh toán của các hoá đơn)
Bảng liệt kê công nợ khách hàng
Bảng tổng hợp các khoản nợ phải thu khách hàng quá hạn
Chương 2 – THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KẾ TOÁN DOANH THU TRONG ĐIỀU KIỆN TIN HỌC HÓA TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI, DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ