5. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1 Giới thiệu tổng quan về tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là một trung tâm văn hoá - du lịch, trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm đào tạo đa ngành chất lượng cao của Việt Nam. Huế - thành phố hoà bình - thành phố Festival - đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Được xác định là một trong năm tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông chính, có cảng biển nước sâu Chân Mây, cảng Thuận An với quy mô lớn phục vụ cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và tiểu vùng Mê Kông; có sân bay Phú Bài nằm trên quốc lộ 1A, tuyến đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có 86km biên giới với Lào. Với vị thế đó, Thừa Thiên Huế được xác định là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là cửa ngõ của tuyến hành lang thương mại Đông - Tây nối Myanma, Thái Lan, Lào với biển Đông. Với vị trí thuận lợi này, Thừa Thiên Huế có điều kiện để phát triển kinh tế hàng hoá, mở rộng giao lưu kinh tế với các địa phương trong nước và thế giới.
Không những thế, Thừa Thiên Huế cũng là nơi hội tụ giao thoa các yếu tố văn hoá và kinh tế của nền văn hoá Đông Sơn, Sa Huỳnh; của nền văn hoá ấn Độ, văn hoá Trung Hoa sau này là văn hoá phương Tây, tạo ra vùng văn hoá Huế độc đáo trong đa dạng và phong phú, góp phần làm nên bản sắc văn hoá Việt Nam. Quần thể di tích Cố đô Huế với những kiệt tác về kiến trúc cung đình, những công trình văn hoá, lăng tẩm đó được UNESCO xếp hạng là một trong những di sản văn hoá lớn của thế giới bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể, nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: sông Hương, núi Ngự, Hải Vân, núi Bạch Mã, bãi biển Lăng Cô, Thuận An, Cảnh Dương và hàng trăm chùa chiền với kiến trúc dân tộc độc đáo như chùa Thiên Mụ, Bảo Quốc, Từ Đàm,...
Bên cạnh các di sản văn hoá vật thể, Thừa Thiên Huế cũn cú một nền văn hoá phi vật thể phong phú. Các loại hình nghệ thuật, lễ hội ẩm thực, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, phong tục tập quỏn của Huế rất đa dạng, độc đáo và đặc sắc. Nhã nhạc cung đình Huế đó được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Đúng như nhận định của Giám đốc UNESCO: "Huế là một kiệt tác về thơ, về kiến trúc đô thị, là một thành phố độc quyền giữ trong mình những kho tàng vô giá, một nhà bảo tàng kỳ lạ của nền văn hoá vật chất và tinh thần của Việt Nam".
Với hai di sản văn hoá nhân loại đó được xếp hạng, Thừa Thiên Huế là Trung tâm của con đường hành trình di sản văn hoá thế giới của Việt: Hạ Long - Phong Nha - Huế - Hội An - Mỹ Sơn - đường Hồ Chí Minh đó tạo ra sự liên kết về du lịch với các
của tỉnh, cho phép phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn mang tầm quốc gia và quốc tế.
Ngoài những tài sản bề nổi có thể dễ dàng nhận thấy, trong lòng đất sâu thẳm, Thừa Thiên Huế cũng được thiên nhiên ưu đãi ban tặng nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, với hơn 100 điểm khoáng sản có trữ lượng lớn như: đá vôi, đá granít đen và xám có thể khai thác, chế biến hàng chục nghìn m3/năm, mỏ cao lanh, than bùn, bentônít, oxyttiane, nước khoáng, các tài nguyên rừng và biển.
Đặc biệt, Thừa Thiên Huế có ưu thế về phát triển thuỷ sản ở cả 3 vùng: vùng biển, vùng đầm phá và vùng nước ngọt. Hệ thống đầm phá nước lợ thuộc phá Tam Giang với chiều dài 70km, diện tích 22.000 ha là vùng đầm phá có diện tích lớn nhất Đông Nam á, có khả năng nuôi trồng và đánh bắt nhiều loại thuỷ hải sản đặc biệt dành cho xuất khẩu. Những yếu tố đó tạo cho Thừa Thiên Huế có điều kiện xây dựng các mô hình khai thác tổng hợp kinh tế biển.
Song có lẽ, yếu tố con người mới có ý nghĩa quyết định, tạo sức hút mạnh nhất đối với các nhà đầu tư đến với Huế. Người dân Thừa Thiên Huế văn minh, lịch thiệp, có truyền thống hiếu học bao đời nay và trong mỗi con người đều chứa đựng nét đặc thù sâu sắc văn hoá Huế. Đại học Huế gồm 7 trường Đại học thành viên (Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học, Đại học Y khoa, Đại học Nông lâm, Đại học Nghệ thuật, Đại học Kinh tế, Đại học Ngoại Ngữ), cùng với Trường Đại học dân lập Phú Xuân và hệ thống các trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Bệnh viện Trung ương Huế là một trong ba bệnh viện lớn nhất của cả nước, có trình độ cao, kỹ thuật tiên tiến trong khám, điều trị bệnh, là hạt nhân của Trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung và cả nước. Trung tâm công nghệ thông tin đã và đang hoạt động có hiệu quả. Những ưu thế này cho phép Thừa Thiên Huế xây dựng kinh tế tri thức mà chiến lược phát triển công nghệ thông tin và công nghiệp phần mềm là bước đón đầu.
Cơ sở hạ tầng được cải thiện đã đặt nền móng cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và nâng cao tiềm lực kinh tế địa phương. So với những năm của thập kỷ 80, công tác đầu tư xây dựng trong thời kỳ đổi mới có sự phát triển nhanh chóng cả về quy mô vốn và khối lượng công trình. Nhiều năng lực sản xuất mới đó được đầu tư và đang từng bước phát huy tác dụng như các tuyến giao thông ngang nối với cầu Hòa Xuân (Phong Điền), cầu Trường Hà (Phú Vang), các cửa khẩu nối với nước bạn Lào, Cảng nước sâu Chân Mây, Sân bay Phú Bài, đường Hồ Chí minh, Hầm đường bộ Hải Vân… đó tạo ra thời cơ mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp Phú Bài, Hương Sơ, Tứ Hạ, Khu khuyến khích phát triển Kinh tế thương mại Chân Mây; các cụm điểm du lịch: Lăng Cô - Bạch Mã - Hải Vân; khu nước khoáng Thanh Tân, Tân Mỹ - Thuận An...đó và đang được triển khai và thu hút đầu tư đó tạo một diện mạo mới cho Thừa Thiên Huế trong sản xuất hàng hoá và dịch vụ. Hàng trăm công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ Festival, các lễ hội, thể dục - thể thao ở tầm quốc gia được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới; cùng với quá trình chỉnh trang đô thị, nhiều Khu đô thị mới được đầu tư xây dựng, thành phố Huế đựợc Chính phủ công nhận là thành phố loại I trực thuộc tỉnh; các thiết chế của Đại học Huế, Trung tâm y tế chuyên sâu miền Trung mà hạt nhân là bệnh viện Trung ương Huế đang được đầu
tư, nâng cấp; các dự án kiên cố hóa trường học, bê tông hóa giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương... được triển khai và từng bước đưa vào sử dụng.