Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trong nông hộ ở huyện yên phong bắc ninh (Trang 92 - 97)

- Bình quân số lợn chết/ năm/hộ Con 2,0 2,0 1,5 Nguồn: Điều tra hộ nông dân

4.1.4.1. Đánh giá chung

Sau khi nghiên cứu thực trạng tình hình chăn nuôi nói chung, tình hình chăn nuôi lợn nói riêng trong nông hộ ở huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh có thể khái quát một số kết quả đã đạt đ−ợc nh− sau:

- Tổng đàn lợn thịt hàng năm tăng 5,14% riêng năm 2003 có tổng số 70.681 con, trong đó lợn thịt h−ớng nạc chiếm 13,5% (9542 con), lợn lai kinh tế chiếm đa số 86,5% (61.139 con).

- Tổng khối l−ợng thịt hơi xuất chuồng bình quân hàng năm tăng 11,42%, năm 2003 đạt khoảng 5.893 tấn

- Tổng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2003 đạt 102.686 triệu đồng (trong đó chăn nuôi lợn thịt đóng góp 76.660 triệu)

- B−ớc đầu đã đ−a các giống lợn ngoại có tỉ lệ nạc cao vào sản xuất để phục vụ cho nhu cầu giống mới, h−ớng chăn nuôi lợn theo h−ớng sản xuất hàng hoá phục vụ cho xuất khẩu. Thực sự coi chăn nuôi lợn là ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao.

* Khuyết điểm:

-Hiện tại các giống lợn nuôi tại địa ph−ơng chủ yếu vẫn là giống lợn lai kinh tế, giống lợn địa ph−ơng nên năng xuất và chất l−ợng không cao, khó khăn trong tiêu thụ (nhất là tiêu thụ tại địa bàn thành phố và không đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu)

- Thức ăn chủ yếu tận dụng các sản phẩm của ngành trồng trọt, sinh hoạt hàng ngày, ch−a biết tự chế biến thức ăn dựa trên nguồn có sẵn tại địa ph−ơng. Đồng thời ch−a có thói quen sử dụng thức ăn công nghiệp, do vậy ảnh h−ởng đến năng xuất và chất l−ợng

- Việc đầu t− cho công tác thú y, phòng bệnh ch−a đ−ợc thoả đáng, nhất là trong điều kiện diễn biến phức tạp của thời tiết, khí hậu, cũng nh− ngày càng xuất hiện nhiều dịch bệnh mới. Nếu không có chính sách đầu t− thoả đáng thì ng−ời dân sẽ gặp nhiều rủi ro.

- Thông tin về khoa học kỹ thuật, về dich bệnh, giá cả thị tr−ờng còn ch−a sau sát tới từng hộ.

Thị tr−ờng tiêu thụ hiện nay hết sức khó khăn. đối với các giống lợn có tỉ lệ nạc thấp, mỡ cao không đáp ứng đ−ợc thị yếu ng−ời tiêu dùng. Mức sống của ng−ời dân vùng nông thôn còn thấp nên khả năng tiêu dùng thịt lợn ch−a cao. Trong mấy năm gần lai đây giá lợn xuất khẩu giảm sút do đó bó hẹp thị tr−ờng tiêu thụ lợn h−ớng nạc, mặt khác nhà xuất khẩu thu mua với trọng l−ợng thấp dẫn tới ngày càng khó khăn cho nhà sản xuất.

Vốn cho sản xuất (chăn nuôi) còn gặp phải nhiều khó khăn nh− lãi xuất còn cao, thời gian vay ngắn, số tiền vốn cho vay thấp vì thế các hộ không kịp quay vòng đồng vốn.

Ch−a có sự kết hợp đồng bộ giữa nhà n−ớc, nông dân, nhà nghiên cứu và nhà kinh doanh để cùng nhau phát triển.

Tất cả những khuyết điểm trên ảnh h−ởng lớn tới phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Yên Phong .

4.2 Định h−ớng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và

nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trong các nông hộ huyện Yên Phong - Bắc Ninh

4.2.1. Định h−ớng phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế đàn lợn thịt trong các nông hộ ở huyện Yên Phong

- Thứ nhất: Những năm qua cụ thể là thời kỳ 2001 - 2003 thực hiện ch−ơng trình đ−a đàn lợn nạc vào chăn nuôi trong các nông hộ, cùng với chủ tr−ơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, ch−ơng trình nạc hoá đàn lợn của tỉnh, với mục tiêu đ−a chăn nuôi lên làm mũi nhọn để phát triển kinh tế của huyện Yên Phong, đ−ợc sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh, phòng Kinh tế, trung tâm khuyến nông huyện Yên Phong kết quả đạt đ−ợc đã thực sự đem lại thu nhập cho các hộ nuôi, hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với các giống lai F truyền thống. Phát triển chăn nuôi lợn thịt h−ớng nạc

là điều tất yếu cho sự lựa chọn của ng−ời chăn nuôi và do yêu cầu thực tế của sản xuất đặt ra. Chủ tr−ơng phát triển và mở rộng số hộ nuôi lợn h−ớng nạc là h−ớng đi đúng đắn mà huyện đã đ−a ra, song song với chăn nuôi các giống truyền thống, huyện đang chú trọng phát triển đàn lợn h−ớng nạc sinh sản và lợn thịt xuất khẩu theo h−ớng sản xuất hàng hoá. Đây cũng là mục tiêu cơ bản của quá trình nạc hoá đàn lợn.

- Thứ hai: Yêu cầu để phát triển chăn nuôi lợn thịt h−ớng nạc bao gồm cả về chất và l−ợng:

+ Yêu cầu về chất: Rõ ràng việc đ−a cọn lợn thịt h−ớng nạc có tỷ lệ máu ngoại cao vào sản xuất sẽ nâng đ−ợc tỷ lệ thịt nạc lên 52-54% trong tỷ lệ thịt xẻ. Phát triển chăn nuôi lợn thịt h−ớng nạc theo h−ớng công nghiệp và bán công nghiệp nhằm giảm giá thành sản phẩm, gảm công lao động, chi phí cho chăn nuôi phân bổ đều, từ đó tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt h−ớng nạc xuất khẩu. Những năm tới khi tham gia thị tr−ờng mậu dich tự do ASEAN nên việc giảm chi phí, giảm giá thành tăng chất l−ợng sản phẩm là một khâu rất quan trọng để có thể cạnh tranh với sản phẩm thịt của các n−ớc trong khu vực và trên thế giới. Tiến tới thay toàn bộ số lợn nái nội cũ sang lợn ngoại cao sản thuần (Landrace, Đại bạch) hoặc ngoại lai (Landrace x Yorkshine; Yorkshine x Landrace; Duroc x L.Y). Chọn lựa và phổ biến rộng rãi các giống lai bố mẹ cho năng xuất sinh sản cao và ổn định, tạo ra đàn con lai th−ơng phẩm có mức tăng trọng nhanh (0,73-0,88kg/ngày) và có tỷ lệ nạc chiếm 52-56% trong tỷ lệ thịt xẻ, đáp ứng nhu cầu về chất l−ợng sản phẩm ngày càng cao của ng−ời tiêu dùng trong và ngoài n−ớc.

+ Yêu cầu về l−ợng: Tiến tới thay dần số hộ nuôi lợn thịt F1 truyền thống chuyển sang nuôi lợn thịt h−ớng nạc có hiệu quả kinh tế cao hơn. Khuyến khích các hộ tăng quy mô để phát triển mạnh đàn lợn của huyện, tăng tổng trọng l−ợng thịt xuất khẩu. Hỗ trợ các hộ nuôi lợn nái ngoại bằng cách cung cấp các giống, vốn cho hộ trong huyện.

- Thứ ba: Phát triển mô hình chăn nuôi lợn theo h−ớng bán thâm canh ở các hộ có nghề phụ cho phụ phẩm làm thức ăn cho lợn tốt, hoặc có nguồn thức ăn thừa cho lợn ăn. Trong t−ơng lai nên đầu t− thêm cho chăn nuôi lợn để chuyển sang mô hình chăn nuôi lợn theo h−ớng công nghiệp và bán công nghiệp.

+ Ch−a thể bỏ ngay mô hình chăn nuôi lợn theo h−ớng quản canh vì mục đích chăn nuôi của hộ là tận dụng sản phẩm từ trồng trọt. Nh−ng phải có biện pháp để tăng năng xuất giúp các hộ này đạt hiệu quả cao hơn trong chăn nuôi lợn. H−ớng đi trong t−ơng lai là phải đ−a con lợn nạc có hiệu quả kinh tế cao vào chăn nuôi trong các hộ.

- Thứ t− là: Thành lập các tổ hợp tác chăn nuôi lợn để các hộ cùng nhau học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về kỹ thuật, thông tin thị tr−ờng, đã có nhiều mô hình chăn nuôi nhờ hợp tác với nhau mà vấn đề thị tr−ờng đ−ợc giải quyết hết sức ổn thoả và thuận lợi

- Thứ năm là: Định h−ớng phát triển chăn nuôi lợn thịt ở huyện Yên Phong đ−ợc xây dựng trên cơ sở đóng góp ý kiến của các hộ chăn nuôi lợn thịt, có sự tham gia hoạt động của hộ.

4.2.2. Mục tiêu phát triển đến năm 2010.

Căn cứ vào thực trang phát triển của đàn lợn huyện Yên Phong, mục tiêu phát triển đàn lợn theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội từ nay đến năm 2010 của huyện Yên Phong đ−ợc thể hiện qua biểu 4.15

Trên cơ sở định h−ớng và mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn của cả n−ớc, của tỉnh, huyện Yên Phong căn cứ vào điều kiện thực tế (khả năng đất đai, lao động, khả năng đầu t−, nhịp độ phát triển nông nghiệp và phát triển chăn nuôi lợn, nhu cầu của thị tr−ờng, xu thế tiêu dùng trong t−ơng lai). Theo nguồn tài liệu: Quy hoạch phát triển huyện Yên Phong đến năm 2010 của UBND huyện Yên Phong ta có kết quả dự kiến quy mô chăn nuôi lợn thịt của huyện Yên Phong đến năm 2010.

- Mục tiêu chung là phát triển chăn nuôi lợn, đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sản phẩm thịt của thị tr−ờng với sản l−ợng, chất l−ợng và hiệu quả ngày càng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị t−ờng

Biểu 4.15. Mục tiêu phát triển đàn lợn tới năm 2010 của huyện Yên Phong

Hiện trạng Dự kiến Chỉ tiêu ĐVT 2003 2005 2010 1,Tổng đàn lợn thịt con 70.681,00 86371,00 132.423,00 - Tổng sản l−ợng thịt hơi XC Tấn 5.893,00 6672,34 19.634,00 - Giá trị sản l−ợng Tỷ 76,61 133,45 221,58 - BQ trọng l−ợng lợn hơi XC Kg 86,00 88,25 92,75 - BQ tăng trọng lợn thịt /tháng Kg 18,70 19,60 20,80

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trong nông hộ ở huyện yên phong bắc ninh (Trang 92 - 97)