Kết quả chăn nuôi lợn thịt huyện Yên Phong

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trong nông hộ ở huyện yên phong bắc ninh (Trang 58 - 61)

4. kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.1.2. Kết quả chăn nuôi lợn thịt huyện Yên Phong

Nuôi lợn vốn là nghề truyền thống và phổ biến đối với ng−ời dân huyện Yên Phong. Đa số các hộ nuôi lợn đều cho rằng chăn nuôi lợn là để tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi trong gia đình đặc biệt là ng−ời già và trẻ em, tận dụng

thức ăn d− thừa và phế phẩm của ngành trồng trọt, tận dụng phân chuồng cho bón ruộng và coi nh− một khoản tiền tiết kiệm sau khi bán sản phẩm (Biểu 4..2).

Là một huyện chủ yếu phát triển kinh tế nông nghiệp trong đó chú trọng phát triển chăn nuôi thực sự là một trong những h−ớng đi đúng đắn để phát triển kinh tế. Mặt khác, huyện Yên Phong là huyện có vị trí địa lý thuận lợi - giáp với thủ đô Hà Nội và thị xã Bắc Ninh trung tâm kinh tế của tỉnh, lại có đ−ờng cao tốc chạy qua, gần các khu công nghiệp nh− khu công nghiệp Tiên Sơn, khu công nghiệp Bắc Ninh, khu công nghiệp Từ Sơn, trong huyện có nhiều làng nghề t−ơng đối phát triển thu hút nhiều lao động ở các nơi đến sinh sống và làm việc do vậy huyện Yên Phong có thị tr−ờng tiêu thụ rộng lớn tạo điều kiện cho phát triển kinh tế nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Những năm gần đây, lao động nông nghiệp d− thừa nhiều, nông sản phẩm dồi dào, huyện có một số làng nghề có nghề phụ nh− nghề nấu r−ợu (xã Tam đa), làm đậu (xã Yên Phụ) cho phế phụ phẩm là Bỗng R−ợu, Bia; Bã Đậu, các làng nghề khác có lực l−ợng lao động khá đông nên việc tận dụng thức ăn thừa từ những làng nghề này t−ơng đối lớn. Các nhà máy thức ăn gia súc những năm gần đây phát triển nhanh cả về số l−ợng và chất l−ợng, đặc biệt một số công ty nh− Công ty thức ăn gia súc CP (Hà Nội); Công ty thức ăn gia súc DABACO (thị xã Bắc Ninh); Công ty thức ăn chăn nuôi và nông nghiệp EH Việt Nam (khu Công nghiệp Tiên Sơn) khuyến khích các hộ nông dân chăn nuôi lợn theo h−ớng công nghiệp và bán công nghiệp bằng cách cung cấp giống và thức ăn tới tận tay ng−ời chăn nuôi... tất cả những thuận lợi trên đã tạo điều kiện cho chăn nuôi lợn phát triển mạnh.

Toàn huyện năm 2001 có 63.950 đầu lợn với tổng l−ợng xuất chuống đạt 4.756 tấn, năm 2002 số đầu lợn thịt tăng 9% (2.655 con) với tổng trọng l−ợng xuất chuồng đạt 5068 tấn tăng 6,56% (312 tấn) so với năm 2001. Sang năm 2003 tổng số lợn thịt trên toàn huyện đã lên tới 70.681 con với tổng l−ợng xuất chuồng 5.893 tấn thịt lợn hơi làm tốc độ tăng bình quân qua 3 năm từ 2001 - 2003 là 11,42%. Có đ−ợc kết quả nh− vậy là do b−ớc đầu huyện đã dần đ−a đ−ợc đàn lợn nạc vào sản xuất, từ chỗ tỷ lệ đàn lợn h−ớng nạc năm 2001 chỉ chiếm tỷ

lệ 7,32% (4.686 con) trong tổng đàn lợn thịt toàn huyện đến năm 2003 đã tăng lên 13,5% (4.856 con). Tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm của đàn lợn thịt h−ợng nạc đạt 142,7%. Mặt khác huyện đã xác định đ−ợc tầm quan trọng của con giống ngoại nên ngay từ những năm đầu đã đ−a vào sản xuất nh−ng do chi phí cho con lợn nái h−ớng nạc quá cao, đặc tính kỹ thuật lại khó nên tỷ lệ lợn nái ngoại trong các nông hộ rất thấp. Tính đến năm 2001 toàn huyện đã có 99 đầu lợn nái ngoại (1,7%) trong đó chủ yếu là các giống ngoại thuần Yorkshire, Landrace. Đồng thời huyện cũng mời các chuyên gia thú y giỏi về truyền kinh nghiệm chăn nuôi cho bà con đồng thời cho ng−ời đi học tập từ các trại lợn giống của tỉnh, TW học cách lai nái nội với Yorkshire, Landrace đặc biệt là với Landrace. Năm 2003 tăng thêm 473 con (chiếm 8,59% tổng đàn lợn nái).

Mặc dù con nái ngoại bắt đầu khẳng định chỗ đứng của mình trên thị tr−ờng sản xuất và tiêu thụ thì đàn lợn nái nội vẫn không giảm, nh−ng tăng chậm (năm 2002 với 2001 tăng 4,76%, năm 2003 so với năm 2002 tăng 1,38%) do nhu cầu giống của gia đình và ng−ời dân, qua lớp tập huấn ng−ời dân cũng đang từng b−ớc loại bỏ t− t−ởng chăn nuôi lạc hậu, tập quán mua giống không rõ nguồn gốc, xuất sứ. Tốc độ sinh sản của đàn nái ngoại tuy chỉ đạt bình quân 9,5 con/lứa nh−ng trọng l−ợng lợn con sau khi sinh có thể đạt từ 1,25-1,5kg/con; sau 60 ngày tuổi mỗi lợn con nặng từ 17-20kg/con. Tỷ lệ sống toàn ổ cao (98%).

Nh− vậy ta có thể rõ ràng nhận thấy −u việt của đàn lợn thịt h−ớng nạc và đàn nái ngoại. Vì vậy thực hiện chủ tr−ơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển theo h−ớng CNH – HĐH, huyện đang dần vận động và có nhiều biện pháp hỗ trợ các hộ nh− hỗ trợ kinh phí nuôi (cứ mua 4 con giống lợn thịt h−ớng nạc đ−ợc hỗ trợ 1 con giống và 500.000đ) nhằm từng b−ớc thay thế đàn lợn lai hiện tại (năm 2001 thị phần lợn lai chiếm 93% tổng đàn lợn thịt toàn huyện, năm 2003 thị phần lợn lai còn 86,5% tổng đàn lợn thịt lợn toàn huyện) thành đàn lợn h−ớng nạc có chất l−ợng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tạo điều kiện tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trong nông hộ ở huyện yên phong bắc ninh (Trang 58 - 61)