Thực trạng chăn nuôi lợn thịt của huyện Yên Phong

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trong nông hộ ở huyện yên phong bắc ninh (Trang 57 - 58)

4. kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1 Thực trạng chăn nuôi lợn thịt của huyện Yên Phong

4.1.1.Tình hình chăn nuôi trên địa bàn toàn huyện (2001 - 2003)

4.1.1.1.Cơ cấu chăn nuôi toàn huyện

Những năm vừa qua thực hiện chủ tr−ơng chính sách của Đảng và Chính phủ, thực hiện chủ tr−ơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn của tỉnh Bắc Ninh, tình hình phát triển chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn, lợn nạc của huyện Yên Phong đã có nhiều khởi sắc - đ−a chăn nuôi lên thành nghề chính để thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Những năm qua số l−ợng đàn gia súc gia cầm, nhất là chăn nuôi lợn đã không ngừng tăng lên cả về số l−ợng và chất l−ợng đ−ợc thể hiện qua biểu 4.1

Biểu 4.1 cho thấy rõ ràng với các nông hộ ở Yên Phong lợn là con vật nuôi chủ yếu, hàng năm cung cấp hàng ngàn tấn thịt. Tính riêng 3 năm 2001 - 2003, bình quân mỗi năm l−ợng thịt lợn tạo nguồn thu cho nông dân trong huyện hơn 5000 tấn t−ơng đ−ơng hơn 80% sản l−ợng thịt các loài bán trên thị tr−ờng, đàn lợn của huyện đặc biệt là lợn thịt ngày càng tăng cả về số l−ợng và chất l−ợng năm 2001 toàn huyện có 69.800 đầu lợn (ch−a tính lợn sữa) chiếm 84,22% tổng số đầu gia súc đến năm 2003 tăng lên 77.862 con chiếm 88,5% tổng số đầu gia súc, tốc độ tăng bình quân là 5,62% kéo theo sản l−ợng thịt hơi tăng t−ơng ứng. Năm 2002 so với năm 2001 tăng 6,56% t−ơng đ−ơng 312 tấn, năm 2003 so với năm 2002 tăng 16,28% t−ơng đ−ơng với 825 tấn. Về cơ cấu thịt lợn hơi 2001 chiếm khoảng 79,2% cơ cấu thịt hơi xuất bán các loại, năm 2003 chiếm 82,25% cơ cấu thịt hơi xuất bán các loại. Để có đ−ợc những kết quả nh− vậy đó là nhờ chính sách phát triển chăn nuôi, tiến hành nạc hoá đàn lợn, khuyến khích, giúp đỡ nhân dân đ−a giống mới vào sản xuất, cho nông dân làm quen dần với hình thức sản xuất hàng hoá.

Thực tế ch−ơng trình nạc hoá đàn lợn đ−ợc xác định là mục tiêu quan trọng trong chăn nuôi, góp phần nâng cao tỷ trọng, đ−a chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính. Kế hoạch đã đ−ợc triển khai từ những năm 1995 nh−ng do chi phí, kỹ thuật và điều kiện của ng−ời dân ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu chăn nuôi con lợn nạc cũng nh− sự nhận thức của ng−ời dân về vấn đề sản xuất hàng hoá còn yếu kém do vậy con lợn nạc vẫn ch−a đ−ợc đ−a vào chăn nuôi. Chỉ mãi vài năm trở lại đây nhất là sau năm 2000 huyện đã chủ động đầu t− đ−a con lợn nạc vào chăn nuôi trong một số khu chăn nuôi lợn của nhà n−ớc và trong một số trang trại t− nhân trong huyện cho kết quả tốt, con lợn nạc có tăng tỷ lệ nạc trong thịt xẻ cao hơn nhiều so với con lợn lai (từ 14%-18%) (trang trại nuôi lợn của gia đình ông ái ở Hoà tiến, trang trại gia đình ông Hoà ở Hoà long, mô hình nuôi lợn nạc thí điểm thành công tại trung tâm khuyến nông huyện Yên Phong) đồng thời huyện còn chủ động đ−a đàn lợn nái ngoại vào chăn nuôi trong các hộ bằng cách hỗ trợ 50% tiền giống và chuồng trại, cho vay 50% chăn nuôi, thì ng−ời dân mới bắt đầu có ý thức đ−a con lợn nạc vào sản xuất. Qua những đánh giá đầu tiên, đàn lợn thịt h−ớng nạc cho hiệu quả kinh tế cao, huyện đang tiến hành mở rộng mô hình chăn nuôi lợn nạc, khuyến khích các hộ chăn nuôi theo h−ớng công nghiệp và bán công nghiệp. Chăn nuôi của huyện đang dần từng b−ớc phát triển sang sản xuất hàng hoá và ngày càng giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của toàn huyện.

Tóm lại, cùng với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, nâng cao chất l−ợng cuộc sống, tăng thu nhập cho ng−ời sản xuất, đáp ứng yêu cầu về chất l−ợng sản phẩm của nhân dân việc tiến hành nạc hoá đàn lợn nhất là lợn thịt là một tất yếu và hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trong nông hộ ở huyện yên phong bắc ninh (Trang 57 - 58)