Điều kiện dân c−, lao động

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trong nông hộ ở huyện yên phong bắc ninh (Trang 46 - 47)

3. đặc điểm địa bàn nghiên cứu và ph−ơng pháp nghiên cứu

3.1.2.2.Điều kiện dân c−, lao động

Tình hình lao động: Theo số liệu của UBDS - gia đình và trẻ em Yên Phong thì dân số huyện Yên Phong năm 2003 là 146.043 ng−ời. Nam 70.100 ng−ời (chiếm 48%), nữ 75.943 ng−ời (chiếm 52%). Tổng lao động trong độ tuổi là 88.126 lao động (chiếm 60,34%) Mật độ dân c− trung bình là 1290 ng−ời /km2. Tỷ lệ tăng dân số 2001 - 2003 là 2,46%/năm. Trong vòng 3 năm dân số huyện Yên Phong tăng 3503 ng−ời. Đây là một trong những tiềm năng lao động rất lớn nh−ng cũng là một sức ép về vấn đề giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội khác.

Theo số liệu thống kê mới nhất, đến năm 2003 lực l−ợng lao động của Yên Phong là 76.818 ng−ời, chiếm 52,6% dân số, lao động có việc làm là 74.667 ng−ời, chiếm 97,2% lực l−ợng lao động. Lao động nông nghiệp 42.858 ng−ời chiếm 57,4%, trong Công nghiệp - Xây dựng 14.242 ng−ời chiếm 19,4%. Th−ơng mại dịch vụ 17.567 ng−ời 23,2%. Qua cơ cấu lao động ta có thể thấy lao động ở Yên Phong chủ yếu là lao động nông nghiệp, vị trí địa lý địa hình Yên Phong cho thấy ở đây cũng thực sự thích hợp để phát triển sản xuất nông nghiệp nh− vậy muốn thu nhập của bộ phận dân c− tăng phải tìm những giải pháp thích hợp làm tăng thu nhập cho bộ phận dân c− phát triển sản xuất nông nghiệp.

Chất l−ợng lao động: chất l−ợng lao động của Yên Phong ch−a cao, trong số lao động kể trên thì lao động có trình độ đại học, cao đẳng là 2.180 ng−ời chiếm 2,92%; Trung học chuyên nghiệp là 2.210 ng−ời chiếm 2,96%;

công nhân kỹ thuật không có chứng chỉ là 8.510 ng−ời chiếm 11,4%, sơ cấp có chứng chỉ là 1.041 ng−ời chiếm 1,39%. Tỷ lệ lao động không qua đào tạo lớn (81,33%). Ta có thể thấy để chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nguồn nhân lực với chất l−ợng nh− vậy đây thực sự là công việc khó khăn.

Mức sống dân c−: Những năm vừa qua cùng với sự đổi mới không ngừng của đất n−ớc, đời sống của nhân dân cả n−ớc ngày càng đ−ợc cải thiện, thu nhập bình quân/ng−ời cả n−ớc nói chung, của ng−ời dân huyện Yên Phong nói riêng ngày càng tăng.

Thu nhập bình quân/ng−ời/năm tính trên ng−ời qua các năm theo giá cố định năm 1994 nh− sau:

Thu nhập bình quân/ng−ời/năm 2001của Yên Phong: 2.444.0000 đồng Thu nhập bình quân/ng−ời/năm 2002: 2.745.0000 đồng Thu nhập bình quân/ng−ời/năm 2003: 2.854.0000 đồng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trong nông hộ ở huyện yên phong bắc ninh (Trang 46 - 47)