Một số chính sách của Đảng và Nhàn −ớc đối với vấn đề chăn nuôi lợn ở n−ớc ta

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trong nông hộ ở huyện yên phong bắc ninh (Trang 29 - 36)

2.2.2.1.1. Chính sách đa dạng hóa sản xuất, tăng thu nhập của ng−ời nông dân

Phát triển chăn nuôi thực chất cũng nh− một bộ phận của đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp và đây là một chính sách đ−ợc Chính phủ Việt Nam rất ủng hộ và hỗ trợ. Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15 tháng 06 năm 2000 của Chính phủ "đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hoá sản xuất, bám sát nhu cầu thị tr−ờng". Đối với lĩnh vực chăn nuôi, nghị quyết 09 của Chính phủ cũng nêu rõ cần phải "tập trung phát triển đàn lợn phù hợp nhu cầu thị tr−ờng tiêu dùng trong n−ớc. ở một số vùng có điều kiện, phát triển nuôi lợn có chất l−ợng cao theo h−ớng sản xuất công nghiệp, đảm bảo an toàn về dịch bệnh, chủ yếu để xuất khẩu; phát triển đàn gia cầm chủ yếu là gà, vịt, đáp ứng nhu cầu thịt và trứng cho nhân dân. Phát triển mạnh ngành chăn nuôi gà, vịt chất l−ợng cao để xuất khẩu thịt, trứng. Bên cạnh đó cần phải phát triển đàn bò năng suất cao, đặc biệt quan tâm đến đàn bò sữa". Trong vòng 10 năm tới, đ−a đàn bò sữa lên khoảng 200.000 con, sản l−ợng sữa t−ơi khoảng 300.000 tấn/năm để cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sữa, giảm bớt sữa nguyên liệu phải nhập khẩu [20].

2.2.2.1.2. Thú y

Công tác thú y có vai trò rất quan trọng trong chiến l−ợc phát triển chăn nuôi toàn diện. Một mặt, công tác thú y hạn chế bệnh gia súc, giảm tỷ lệ gia

súc chết giảm rủi ro cho ng−ời chăn nuôi, mặt khác tăng c−ờng an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cho ng−ời tiêu dùng.

Xác định rõ vai trò của công tác thú y, Chính phủ đã có những quy định nhằm nâng cao chất l−ợng thuốc thú y, phát hiện bệnh dịch để phòng trừ bệnh dịch. Pháp lệnh thú y của Chính phủ quy định "tất cả tổ chức, cá nhân trong n−ớc, n−ớc ngoài hoạt động chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật, thuốc thú y và các hoạt động khác có liên quan đến công tác thú y trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo quy định của Pháp lệnh Thú y, có trách nhiệm đăng ký với cơ quan có thẩm quyền". Bên cạnh đó Chính phủ cũng yêu cầu cả tổ chức, cá nhân trong n−ớc, n−ớc ngoài khai báo với cơ quan có thẩm quyền khi thấy động vật nuôi của mình bị ốm hoặc chết mà có dấu hiệu dịch bệnh. Tuy nhiên việc thực hiện quy định ch−a đ−ợc. Nhiều hộ chăn nuôi không muốn khai báo bệnh dịch của các loại vật nuôi tại nhà [24]

Bên cạnh pháp lệnh thú y, để hỗ trợ cho công tác thú y, giảm tỷ lệ nhiễm bệnh của vật nuôi, Chính phủ ban hành điều lệ "phòng chống dịch bệnh cho động vật". Trong đó Chính phủ "yêu cầu các cơ sở chăn nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm động vật phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y, thực hiện các biện pháp phòng bệnh, tiêu diệt dịch bệnh cho động vật. Cơ quan thanh tra phải thực hiện việc kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật và kiểm tra vệ sinh thú y thực phẩm có nguồn gốc từ động vật để phát hiện, ngăn chặn dịch bệnh lây lan và bảo đảm an toàn cho ng−ời sử dụng". Ngoài ra, để tăng c−ờng công tác quản lý thú y, Chính phủ quy định yêu cầu "các tổ chức, cá nhân có động vật, sản phẩm động vật khi xuất khẩu phải khai báo tr−ớc với cơ quan thú y có thẩm quyền và cơ quan thú y có thẩm quyền chỉ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y".

Nhờ có các chính sách của Chính phủ và các ban ngành, công tác thú y của Việt Nam trong những năm qua đã phát triển khá mạnh mẽ, hạn chế nhiều bệnh dịch của vật nuôi. Mạng l−ới thú y của cả t− nhân và Nhà n−ớc cũng phát triển khá rộng rãi, xuất hiện nhiều nhà sản xuất thuốc thú y và vacxin đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của ngành chăn nuôi.

Từ tr−ớc tới nay, nhiều tỉnh phát triển chăn nuôi đ−ợc coi nh− vùng "an toàn bệnh dịch" (epidemic security). Tuy nhiên trong những năm gần đây, một số bệnh dịch nguy hiểm đã xuất hiện (nh− bệnh lở mồm long móng, bệnh dịch tả), tỷ lệ gia súc nhiễm bệnh còn nhiều... điều đó cho thấy, ngành thú y còn cần phải đẩy mạnh phát triển hơn nữa, Nhà n−ớc cần phải có các chính sách quản lý chặt chẽ hơn, tăng c−ờng công tác kiểm soát thanh tra để nâng cao chất l−ợng, hiệu quả của các loại thuốc và công tác thú y [24].

Hiện nay Việt Nam đã ký hiệp định thú y với Nga, mở rộng cánh cửa cho các nhà xuất khẩu thịt lợn sang Nga. Tuy nhiên, hiện nay thị tr−ờng Hồng Kông chiếm tỷ lệ lớn, vì thế nếu có thể ký với Hồng Kông mới tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc tăng c−ờng l−ợng xuất khẩu thịt lợn.

2.2.2.1.3 Chính sách về giống

2.2.2.1.3.1 Tái thiết lập các trung tâm giống Nhà n−ớc

Tr−ớc năm 1989, các trung tâm giống chăn nuôi của Nhà n−ớc hoạt động theo cơ chế bao cấp. Sau khi cơ chế này bị loại bỏ, rất nhiều các trung tâm giống bị phá sản và tan rã. Để có thể phát triển một số trung tâm giống quan trọng, Chính phủ ra quyết định 125-CT ngày 18/4/1989 nhằm "tái thiết lập, duy trì và cải tiến chất l−ợng và năng suất các giống chăn nuôi".

Theo quyết định này Nhà n−ớc sẽ hỗ trợ cho các trung tâm giống Nhà n−ớc để nâng cao chất l−ợng giống. Từ năm 1991 đến nay, hàng năm Nhà n−ớc hỗ trợ ngân sách từ 3-10 tỷ cho việc phát triển các giống gốc của các trung tâm giống cấp Nhà n−ớc. Đối với các trung tâm giống ở các địa ph−ơng

thì quỹ hỗ trợ tùy thuộc vào nguồn ngân sách của từng tỉnh, và th−ờng từ 1-2 tỷ đồng/năm [27].

Bên cạnh đó, các ngân hàng sẽ cho các trung tâm giống vay với lãi suất thấp nhất theo chu kỳ sản xuất để có thể đảm bảo điều kiện cho các trung tâm giống hoạt động tốt. Ngoài ra, Nhà n−ớc miễn các khoản thuế về thu nhập cho các trung tâm này.

2.2.2.1.3.2. Ch−ơng trình nạc hoá đàn lợn (lean meat program)

Chất l−ợng thịt của Việt Nam còn thấp, tỷ lệ nạc ch−a cao nhất là các giống nội (Móng Cái) chỉ đạt khoảng 30%, trong khi đó tỷ lệ nạc của các giống ngoại (Yorkshire, Landrace, Duroc, Hamshire...) có thể đạt 52-58%. Chính vì thế để nâng cao năng suất, chất l−ợng thịt đẩy mạnh sản xuất chăn nuôi, Bộ NN&PTNT thực hiện ch−ơng trình nạc hoá đàn lợn từ năm 1994. Mục tiêu chính của ch−ơng trình nhằm phát triển các công nghệ tiến tiến về giống, thức ăn, thú y, chuồng trại quản lý... và chuyển giao công nghệ tiên tiến này cho bà con nông dân. Thông qua ch−ơng trình này, nhiều trung tâm nghiên cứu giống không những đ−ợc đầu t− về con giống mà còn cả về trang thiết bị, chuồng trại chăn nuôi [22]

2.2.2.1.3.3. Tăng c−ờng hiệu lực quản lý Nhà n−ớc về giống vật nuôi

Bên cạnh một số ch−ơng trình hỗ trợ phát triển giống vật nuôi, Chính phủ ban hành quyết định 14-CP ngày 19/3/1996 để tăng c−ờng hiệu lực quản lý Nhà n−ớc về giống vật nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất l−ợng và nhân nhanh đàn giống tốt phục vụ sản xuất. Quyết định 14-Chính phủ gồm một số điểm chính sau:

Nhà n−ớc thống nhất quản lý giống vật nuôi bao gồm việc bảo hộ, bồi dục, phát triển tài nguyên giống, quản lý sản xuất kinh doanh giống và xuất nhập khẩu giống nhằm không ngừng nâng cao chất l−ợng con giống, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển .

Nhà n−ớc khuyến khích và bảo hộ quyền bình đẳng tr−ớc pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong n−ớc và n−ớc ngoài hoạt động về chọn giống, nhân giống tốt, nghiên cứu tạo giống mới, cải tạo, sản xuất, kinh doanh giống trên lãnh thổ Việt Nam.

Nhà n−ớc đầu t− vốn ngân sách vào tăng c−ờng cơ sở vật chất cho các đơn vị của Nhà n−ớc làm nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi, chọn tạo và quản lý chất l−ợng giống vật nuôi, đào tạo cán bộ chuyên ngành

Nhà n−ớc có chính sách −u tiên trợ giá cho những cơ sở sản xuất giống gốc, giống ông bà, bảo quản phôi tinh dịch phục vụ cho công tác thụ tinh nhân tạo và cấy truyền giống

Các tổ chức, cá nhân, sản xuất kinh doanh giống vật nuôi đ−ợc vay vốn tín dụng với lãi suất phù hợp; thời gian vay theo chu kỳ sản xuất của con giống. Các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống vật nuôi khi nhập giống gốc, giống ông bà, bố mẹ thì đ−ợc miễn thuế nhập khẩu.

Nhà n−ớc khuyến khích các tổ chức, cá nhân liên doanh, hợp tác với n−ớc ngoài hoặc ng−ời n−ớc ngoài đầu t− vào việc sản xuất giống vật nuôi [28]. 2.2.2.1.3.4. Thực hiện ch−ơng trình giống quốc gia

Mặc dù ch−ơng trình nạc hoá đàn lợn thực hiện khá lâu nh−ng hiện nay tỷ lệ lợn lai/ngoại trong các hộ chăn nuôi vẫn còn hạn chế vì thế để nâng cao chất l−ợng con giống, phổ biến giống tốt, năm 1999, Chính phủ đã thông qua "ch−ơng trình giống cây trồng, vật nuôi và lâm nghiệp 2000-2005". Ch−ơng trình nhằm đảm bảo đủ giống có chất l−ợng tốt để cung cấp cho nhu cầu phát triển sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ mới và truyền thống theo h−ớng sử dụng −u thế lai, từng b−ớc áp dụng công nghệ sinh học trong lai tạo giống, khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài n−ớc tham gia nghiên cứu, lai tạo và sản xuất giống tốt. Để thực hiện Ch−ơng trình, Nhà n−ớc đã đầu t− vốn Ngân sách Nhà n−ớc cho nghiên cứu khoa học về

giống, sản xuất giống gốc, giống cụ kỵ, giống ông bà; nhập nội nguồn gen và những giống mới. Bên cạnh đó, Nhà n−ớc tăng c−ờng đào tạo cán bộ kỹ thuật, nhất là cán bộ khoa học đầu ngành về công tác giống (kể cả việc đào tạo n−ớc ngoài). Các ch−ơng trình khuyến nông, khuyến lâm phải tăng c−ờng đào tạo, phổ cập kiến thức công tác giống cho nông dân để họ cùng tham gia ch−ơng trình này. Bên cạnh những chính sách, ch−ơng trình phát triển giống trên, Việt Nam còn thực hiện một số ch−ơng trình khác nh− ch−ơng trình Sind hoá đàn bò Việt Nam, cải thiện đàn vịt, nhập thú hoang dã...[29].

2.2.2.1.4. Xúc tiến th−ơng mại

Hiện nay, tỷ trọng xuất khẩu lợn trong tổng sản l−ợng của Việt Nam còn rất thấp. Chính vì thế hoạt động xúc tiến th−ơng mại và hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm thịt còn ch−a mạnh mẽ. Tr−ớc đây khi Liên Xô ch−a tan rã, thì hoạt động xuất khẩu sang Nga theo hiệp định của hai Chính phủ, nh−ng từ khi Liên Xô sụp đổ, thị tr−ờng xuất khẩu thịt bị thu hẹp lại.

Những năm gần đây, xuất khẩu thịt của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, và cần phải có những chính sách để thúc đẩy hoạt động này. Ngày 15 tháng 06 năm 2000, Chính phủ phê duyệt Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP, trong đó mục đích chủ yếu của nghị quyết nhằm "tăng c−ờng công tác thị tr−ờng ngoài n−ớc, nâng cao khả năng về thông tin, tiếp thị, đẩy mạnh quan hệ hợp tác th−ơng mại với các n−ớc, gắn quan hệ đối ngoại với xuất khẩu nông sản. Tiếp tục mở rộng cam kết song ph−ơng và đa ph−ơng cấp Chính phủ về xuất khẩu nông sản. Tăng c−ờng quyền hạn, trách nhiệm và tạo điều kiện để các cơ quan đại diện ngoại giao và th−ơng mại Việt Nam ở n−ớc ngoài tham gia tìm kiếm thị tr−ờng xuất khẩu nông sản". Bên cạnh đó nghị quyết cũng chỉ ra cần phải "tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách th−ơng mại để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ nông sản trong và ngoài n−ớc. Đa dạng hoá thị tr−ờng, các hình thức ngoại th−ơng và ph−ơng thức thanh toán

phù hợp với điều kiện và lợi ích các bên tham gia, giảm bớt rủi ro về giá cho ng−ời sản xuất, kinh doanh. Tổ chức có hiệu quả việc thu thập, xử lý về thông tin thị tr−ờng trong n−ớc và ngoài n−ớc để cung cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh; từng b−ớc phát triển th−ơng mại điện tử hàng hoá nông sản"[20].

Ngoài ra Nghị quyết 09 cũng đề cập đến việc "mở rộng và nâng cao hiệu quả của các hoạt động xúc tiến th−ơng mại, h−ớng các hoạt động này gắn kết với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nông nghiệp". Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến th−ơng mại trong và ngoài n−ớc nh−: hội chợ, triển lãm th−ơng mại ở n−ớc ngoài xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ các hoạt động xúc tiến th−ơng mại; tăng c−ờng công tác đào tạo, bồi d−ỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu nông sản.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang cố gắng thực hiện các ch−ơng trình xúc tiến th−ơng mại, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu chăn nuôi, tăng c−ờng trao đổi cung cấp thông tin thị tr−ờng trong và ngoài n−ớc tới các thành phần tham gia thị tr−ờng...

2.2.2.1.5 Chính sách khuyến khích đầu t− n−ớc ngoài vào Việt Nam

Luật khuyến khích đầu t− n−ớc ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu t− trực tiếp của n−ớc ngoài vào các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, nâng cao sản l−ợng thức ăn chăn nuôi phục vụ chăn nuôi công nghiệp và đầu t− vào lĩnh vực giống.

Hiện nay, cả n−ớc đã có khoảng 14 công ty thức ăn gia súc liên doanh/n−ớc ngoài, chiếm gần 50% sản l−ợng thức ăn công nghiệp của toàn quốc. Một số công ty thức ăn gia súc lớn nh− Tập Đoàn Chính Phủ (Thái Lan), Proconco (Pháp), Cabil (Mỹ)... (Biểu 2.3 d−ới đây trình bày một loại hình công ty trong và ngoài n−ớc đang có ở Việt Nam )

Biểu 2.3: Một số công ty n−ớc ngoài và liên doanh đầu t− trong lĩnh vực chăn nuôi

Stt

Tên xí nghiệp N−ớc Ngành đầu t− Năm

đầu t− Địa điểm

Vốn pháp định (triệu USD)

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn thịt trong nông hộ ở huyện yên phong bắc ninh (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)