3. đặc điểm địa bàn nghiên cứu và ph−ơng pháp nghiên cứu
3.1.2.4. Cơ cấu kinh tế nông thôn
Trong những năm 1999 - 2003, tốc độ tăng tr−ởng kinh tế bình quân của huyện Yên Phong là 11,02% năm. Trong đó nông nghiệp tăng 7,2%, Công nghiệp tăng 33,87%; Th−ơng mại- Dịch vụ tăng 12,9%. Tổng sản l−ợng l−ơng thực quy thóc năm 2003 đạt 74.100 tấn, tăng 18.500 tấn so với năm 1997 (55.600 tấn), bình quân l−ơng thực/đầu ng−ời từ 405kg/năm (1997) lên 499,6kg/năm (năm 2003). Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001 - 2003 đã có những b−ớc chuyển dịch theo h−ớng tích cực. Nông Nghiệp giảm từ 52,4% xuống còn 47%; Công nghiêp - Xây dựng tăng từ 17,6% lên 21,3%; Dịch vụ tăng từ 30% lên 31,7%
Tuy nhiên, nền kinh tế Yên Phong vẫn còn một số mặt hạn chế nh−: - Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế đã có xu thế tăng tỷ trọng ngành công nghiệp th−ơng mại dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp nh−ng diễn ra còn chậm. Tỉ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp trong GDP tuy đã giảm nh−ng nhìn chung vẫn là lớn; tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng tăng nh−ng ch−a chiếm lĩnh vai trò chủ đạo; ngành Dịch vụ tăng nh−ng ch−a thể hiện đ−ợc −u thế của lĩnh vực này, mức độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện trong giai đoạn vừa qua còn chậm và ch−a vững chắc.
- Năm 2003, GDP bình quân đầu ng−ời của Yên Phong so với bình quân của tỉnh vẫn ở mức thấp, chỉ đạt 2.854.000 đồng.
- Cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật còn nhiều vấn đề cần giải quyết, đặc biệt là đ−ờng giao thông và n−ớc sạch, các công trình công cộng, văn hoá thể dục thể thao, các khu vui chơi giải trí, các Cụm Th−ơng mại...
Biểu3.2 : Tình hình cơ cấu kinh tế của huyện Yên Phong 2001-2003
( Tính trên cơ sở mặt bằng giá cố định 1994)
2001 2003 Chỉ tiêu Chỉ tiêu
GDP(tỷ đồng) Tỷ lệ(%) GDP(tỷ đồng) Tỷ lệ(%)
+ Nông, lâm, ng− nghiệp 168,50 52,40 195,90 47,00
+ Công nghiệp-XD 56,60 17,60 88,78 21,30
+Dịch vụ 96,30 30,00 132,13 31,70
Tổng cộng 321,40 100,00 416,81 100,00
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2001, 2002, 2003 của Huyện Yên phong
- Nguồn đầu t− phát triển ch−a đáp ứng đ−ợc yêu cầu thực tế
- Lao động không có việc làm chiếm khoảng 2,8% và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn thấp khoảng 60%; sự nghiệp giáo dực đào tạo, y tế văn hoá, thể dục thể thao còn nhiều hạn chế.
Tóm lại: Để phát triển kinh tế của huyện Yên Phong còn nhiều vấn để cần phải giải quyết. Do vậy việc tìm ra và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, tận dụng đ−ợc hết những −u thế và tiềm năng vốn có của địa ph−ơng là một trong những mục tiêu hàng đầu của các nhà quản lý trong huyện góp phần đẩy nhanh tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, phát triển kinh tế theo h−ớng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá (CNH-HĐH).