Trồng trọt là một trong những ngành sản xuất có truyền thống lâu đời của Gia Lộc, nhất là trồng cây l−ơng thực.
Ngành trồng trọt tăng tr−ởng không đều trong thời gian từ 1997 đến 2003, đạt bình quân 4,9%/năm trong thời kỳ này. Riêng năm 2003 ngành này đạt tốc độ tăng tr−ởng cao hơn: 6,1% so với năm 2002. Cơ cấu cây trồng và mùa vụ đ−ợc bố trí hợp lý, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của từng xã trong huyện. Chính vì vậy, mặc dù quỹ đất trồng trọt bị giảm đi do chuyển sang sử dụng cho các mục đích khác nh−ng diện tích gieo trồng cây hàng năm sau một thời gian bị giảm đi đã tăng trở lại vào năm 2003. Phần tăng lên này chủ yếu là diện tích trồng các cây rau, đậu và các cây dùng làm thức ăn cho gia súc (xem biểu 3.5).
Biểu 3.5. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (1997 - 2003)
ĐVT: triệu đồng
Diễn giải 1997 2000 2002 2003 Tốc độ tăng BQ 97-03
GTSX ngành trồng trọt
Tổng GTSX trồng trọt 275.315 312.820 319.491 339.999 4,9
Lúa 130.252 131.872 126.432 133.501 3,0
Rau, dậu và gia vị 60.908 125.592 146.275 146.322 8,2
Cây ăn quả 20.842 15.621 19.865 21.917 0,7
Cây công nghiệp 3.314 3.619 3.226 2.887 -3,0
Các loại cây khác 58.314 36.116 23.693 34.372 4,4
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Gia Lộc 1996 - 2000 và 2000 - 2003
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị tr−ờng, nông dân Gia Lộc đã phát huy tính năng động, sáng tạo của mình trong sản xuất. Nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi ở nông thôn đã xuất hiện và đ−ợc nhân rộng. Hiệu quả sử dụng đất và mặt n−ớc cho mục đích nông nghiệp ngày càng tăng. Việc áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ ngày càng trở nên phổ biến, góp phần nâng cao năng lực phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
Thực hiện đa dạng hoá, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện đã xây dựng và bắt đầu triển khai thực hiện có hiệu quả dự án "xây dựng những cánh đồng rau - quả - hoa cho giá trị kinh tế cao".
Thực hiện chủ tr−ơng tăng c−ờng thâm canh, tăng năng suất nhằm tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, UBND huyện Gia Lộc đã lập và đang thực hiện có hiệu quả các đề án chuyển đổi các cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi những diện tích lúa có hiệu quả thấp sang sản xuất các loại hàng hoá, nông phẩm có giá trị cao. Đến nay Gia Lộc đã thực hiện chuyển đổi phần lớn các diện tích đất trũng sang ao, v−ờn phục vụ nuôi trồng thuỷ sản và trồng cây ăn quả.... Việc chuyển đổi này đã giúp Gia Lộc hình thành các vùng chuyên canh rộng lớn nh− vùng cá, chuối thuộc các xã Thạch Khôi, Liên Hồng, Thống Nhất, Trùng Khánh, vùng vải thuộc các xã Tân Tiến, Gia L−ơng. Các vùng chuyên cây, con này đang sản xuất ra khối l−ợng sản phẩm ngày càng lớn, tạo điều kiện mở rộng thị tr−ờng nông thôn. Hiệu quả kinh tế mang lại từ việc chuyển đổi các vùng đất trũng sang lập v−ờn, ao thả cá cao hơn cấy lúa một vụ từ 5 - 6 lần và cao hơn cấy lúa 2 vụ từ 2 - 3 lần. Một sào ao nuôi cá mỗi năm có thể thu lãi 1,1 - 1,3 triệu đồng (tuỳ theo loại cá). Các hộ nông dân thấy rõ lợi ích của việc chuyển đổi cây, con đã tự nguyện đổi ruộng cho nhau để chuyển đổi.
a. Cây l−ơng thực
+ Lúa: Giá trị sản xuất lúa chiếm 40,8% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt vào năm 2003. Từ năm 1997 đến nay, sản xuất lúa của huyện Gia Lộc phát triển mạnh và tăng lên cả về số l−ợng lẫn chất l−ợng. Năm 2003 Gia Lộc là huyện đạt năng suất lúa bình quân cao nhất trong tỉnh Hải D−ơng: 63,52 tạ/ha cao hơn nhiều so với mức bình quân của cả tỉnh (57,93 tạ/ha). Trong giai đoạn 1997 - 2003, diện tích đất dành cho cây lúa liên tục giảm. Diện tích cây lúa giảm đi 194 ha trong giai đoạn này (bình quân giảm 0,44%/năm) nh−ng do năng suất tăng hầu nh− liên tục qua các năm nên sản
l−ợng lúa vẫn tăng lên với mức bình quân 3%/năm (riêng năm 2001 giảm do năng suất giảm so với năm 2000). Năm 2003 sản l−ợng lúa trong toàn huyện đạt 83.438 tấn (Biểu 3.6). Việc có thêm nhiều công trình thuỷ lợi, cải tạo ruộng đồng, chuyển đổi cơ cấu giống lúa, trà lúa, tăng giống ngắn ngày năng suất cao, nâng cao chất l−ợng giống lúa và áp dụng công nghệ mới trong những năm ngần đây là những nhân tố quan trọng góp phần làm tăng năng suất lúa trong toàn huyện.
Biểu 3.6. Diện tích, năng suất, sản l−ợng lúa giai đoạn 1997 - 2003
Diễn giải ĐVT 1997 2000 2001 2003 Tốc độ tăng BQ 97 - 03 Diện tích cây lúa ha 7.461 7.348 7.299 7.267 -194 Diện tích trồng lúa cả năm ha 13.229 13.480 13.366 13.136 -93 Năng suất lúa tạ/ha 58,4 61,14 59,12 63,52 5,12 Sản l−ợng lúa cả năm tấn 77.255 82,420 79.020 83.438 6.183
Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Gia Lộc 1996 - 2000 và 2000 -2003
Về giống lúa, từ năm 1999 đến nay, huyện thực hiện tốt ch−ơng trình cấp I hoá giống lúa và xây dựng vùng lúa nhân dân. Trong năm 2003 huyện đã đầu t− nâng cao chất l−ợng vùng giống lúa nhân dân và giống do phòng NN và PTNT huyện cung cấp, kiên quyết loại bỏ giống kém chất l−ợng, năng suất thấp.
+ Cây màu l−ơng thực (ngô, khoai): Diện tích trồng ngô và khoai lang của huyện giảm mạnh trong những năm gần đây. Năm 2003, diện tích gieo trồng ngô là 450 ha và khoai lang là 739 ha. Năng suất ngô có xu thế tăng lên, từ 42,67 tạ/ha năm 2000 lên 46,29 tạ/ha năm 2003 - mức cao nhất trong toàn tỉnh Hải D−ơng trong khi năng suất khoai lang giảm rất đáng kể từ 94,54 tạ/ha xuống còn 68,92 tạ/ha trong cùng thời kỳ và là mức thấp nhất trong toàn tỉnh. Tuy hiệu quả sản xuất của nhóm cây màu l−ơng thực ở huyện ch−a cao nh−ng vẫn cần tận dụng tiện tích đất để trồng các loại cây này (ví dụ xen canh) vì chúng có thể sống đ−ợc trên những diện tích không có điều kiện t−ới tiêu chủ động hoặc đất nghèo dinh d−ỡng.
b. Cây thực phẩm
Các cây thực phẩm ở Gia Lộc chủ yếu là rau (khoai tây, hành, tỏi, su hào, cà chua...) và đậu các loại. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang những loại cây có giá trị kinh tế cao và có thị tr−ờng tiêu thụ ổn định, diện tích rau các loại ở Gia Lộc đã tăng nhanh trong những năm qua, từ 3108 ha năm 1997 lên 4179 ha năm 2001 và tiếp đó lên 5105 ha năm 2003 (tăng bình quân 10,4%/năm). Tỷ trọng giá trị sản xuất rau đậu trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt huyện liên tục tăng lên và từ năm 2001 đến nay chiếm tỷ trọng cao nhất (các số liệu t−ơng ứng cho năm 2001 và 2003 là 42,5% và 41,1%).
Sản l−ợng rau các loại tăng rất nhanh trong giai đoạn này, từ 65.313 ha năm 1997 lên 118.996 ha năm 2003 (bình quân tăng 12,7%/năm). Gia Lộc là huyện có diện tích và sản l−ợng rau lớn nhất tỉnh Hải D−ơng. Năm 2003, sản l−ợng rau các loại của chiếm 27,9% sản l−ợng rau của toàn tỉnh. Huyện cũng là địa ph−ơng có diện tích trồng rau lớn nhất và đạt năng suất cao nhất (điển hình là khoai tây) trong tỉnh. Trong điều kiện nhu cầu đối với rau thực phẩm (t−ơi và chế biến) ở cả thị tr−ờng nội và ngoại tỉnh tăng lên nhanh chóng, sản xuất rau thực phẩm là một thế mạnh rất quan trọng của Gia Lộc cần đ−ợc khai thác triệt để.
Một số vùng chuyên sản xuất rau thực phẩm phục vụ thành phố Hải D−ơng, các khu, cụm công nghiệp trong tỉnh, các địa bàn lân cận nh− Hà Nội và phục vụ xuất khẩu đã và đang đ−ợc hình thành trong huyện, ví dụ vùng cà chua xuất khẩu để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến cà chua của tỉnh (Gia Xuyên, Liên Hồng, Thống Nhất, Gia Long...), vùng d−a chuột xuất khẩu (Liên Hồng, Thống Nhất, Gia Hoà, Toàn Thắng...).
Diện tích gieo trồng đậu các loại của huyện không ổn định trong 5 - 6 năm qua, tăng từ 43 ha năm 1997 lên mức cao nhất là 58 ha năm 2001 rồi giảm xuống 41 ha năm 2003. Tuy vậy, huyện vẫn là địa ph−ơng có diện tích gieo trồng và sản l−ợng đậu đứng thứ t− trong tỉnh vào năm 2003 (sau Thanh Hà, Nam Sách và Tứ Kỳ). Năng suất đậu của huyện cũng đứng thứ t− trong tỉnh (sau TP Hải D−ơng, Từ Ký và Kim Thanh).
c. Cây công nghiệp ngắn ngày
Đậu t−ơng là cây công nghiệp ngắn ngày đ−ợc trồng nhiều ở Gia Lộc. Diện tích trồng đậu t−ơng không ổn định trong giai đoạn 1997 - 2003, tăng từ 571 ha năm 1997 lên 816 ha năm 1998 nh−ng liên tục giảm trong các năm tiếp đó. Năm 2003 diện tích trồng đậu t−ơng còn 323 ha (bình quân giảm 10,8%/năm). Năng suất đậu t−ơng cũng không ổn định, đạt mức cao nhất vào năm 2000 (25,71 tạ/ha). Hiện nay Gia Lộc là huyện có diện tích trồng đậu t−ơng lớn thứ hai trong toàn tỉnh (đứng sau Chí Linh) và đạt năng suất cao nhất, năm 2003 là 24,98 tạ/ha (gấp hơn hai lần mức năng suất của Chí Linh). Chính vì vậy, mặc dù diện tích đậu t−ơng của Gia Lộc kém Chí Linh hơn 150 ha nh−ng sản l−ợng đậu t−ơng của huyện lại lớn nhất trong toàn tỉnh. Đậu t−ơng là một nông sản mà Gia Lộc thực sự có thế mạnh.
Ngoài đậu t−ơng, mía cũng đ−ợc trồng nhiều ở huyện nh−ng diện tích cũng giảm nhiều, năm 2003 còn 205 ha. Một số cây công nghiệp khác nh− lạc cũng đ−ợc trồng nh−ng diện tích và sản l−ợng không đáng kể.
d. Cây ăn quả
Diện tích trồng cây ăn quả trên địa bàn huyện tăng nhanh trong những năm qua, từ 49 ha năm 1997 lên 119 ha năm 2003. Giá trị sản xuất cây ăn quả (tính theo giá cố định 1994) không ổn định trong thời gian này, liên tục giảm từ năm 1996 và kể từ năm 2001 mới tăng trở lại. Tốc độ tăng tr−ởng bình quân giá trị sản xuất loại cây này chỉ đạt 3%/năm trong giai đoạn 1998 - 2003. Riêng năm 2003, giá trị sản xuất cây ăn quả tăng 10,3% so với năm 2001. Tỷ trọng của ngành này trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt của huyện có xu h−ớng giảm đi, năm 2003 chỉ chiếm 4,7%.
Trong những năm gần đây, nhiều giống cây ăn quả mới có hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của Gia Lộc nh− d−a hấu Hắc Mỹ Nhân, Siêu nhân, d−a vàng (Mật thế giới) đã đ−ợc đ−a vào trồng ở huyện, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trên địa bàn huyện đang dần dần hình thành các vùng chuyên cây ăn quả nh− vùng vải thiều ở Gia L−ơng, Hoàng Diệu, Gia Khánh,...; vùng nhãn, cam, quýt, táo ở Gia Xuyên, Đoàn Th−ợng, Phạm Trấn, Quang Minh....
e. Hoa và cây cảnh
Hoa và cây cảnh đ−ợc trồng chủ yếu ở khu vực ven đô (các xã Liên Hồng, Thống Nhất, Gia Xuyên, Đoàn Th−ợng). Các loại hoa, cây cảnh có giá trị kinh tế cao đ−ợc trồng ngày càng nhiều ở huyện là hoa hồng, đào, quất. Các sản phẩm này chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của thành phố Hải D−ơng, một số huyện trong tỉnh và các địa ph−ơng khác. Tỷ lệ sản phẩm dành cho xuất khẩu nhày càng tăng lên. Một số trang trại trồng hoa, cây cảnh của t− nhân có quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao đã đ−ợc cấp giấy chứng nhận mô hình làm kinh tế giỏi.