Tình hình đầu t− chi phí tính theo khả năng kinh tế của các nhóm hộ

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế một số cây rau vụ đông chủ yếu tại huyện gia lộc tỉnh hải dương (Trang 65 - 67)

Tình hình đầu t− chi phí sản xuất rau vụ đông giữa các nhóm hộ (khá, trung bình và kém) có sự chênh lệch. Qua kết quả điều tra cho thấy, đối với rau th−ờng sự chênh lệch về chi phí chủ yếu là do mức đầu t− khác nhau giữa các nhóm hộ. ở những hộ khá, mức đầu t− th−ờng cao hơn, còn ở hộ kém thì thấp hơn so với hộ trung bình. (Biểu 4.5)

Biểu 4.5. Chi phí vật chất sản xuất rau phân theo nhóm hộ (bình quân 1 sào gieo trồng) - Vụ đông 2003 -2004

ĐVT: 1000 đồng

Hộ khá Hộ trung bình Hộ kém

Diễn giải

Rau th−ờng Rau AT Rau th−ờng Rau AT Rau th−ờng Rau AT

Trà sớm Cải bắp 385 353 315 337 285 329 Su hào 270 305 254 290 230 283 Cải xanh 242 216 207 205 192 200 D−a hấu 490 429 456 409 440 399 Trà chính vụ Cải bắp 331 359 309 342 281 334 Su hào 275 305 250 291 230 284 Cải xanh 215 233 185 222 170 217 D−a hấu 535 465 485 443 485 433 Trà muộn Cải bắp 260 295 236 281 215 274 Su hào 210 268 198 255 165 249 Cải xanh 191 206 161 196 131 191 D−a hấu 546 473 498 450 486 440

Đối với nhóm hộ khá, do có điều kiện hơn nên họ th−ờng đầu t− thâm canh ở mức cao hơn so với hộ trung bình và kém. Tuy nhiên việc đầu t− thâm canh của họ chỉ đ−ợc thấy rõ trong sản xuất rau th−ờng, còn đối với rau an toàn, do bị giới hạn l−ợng phân hoá học và thuốc BVTV nên mức chi phí về các khoản này giữa 3 nhóm hộ lại khác nhau không nhiều.Về chi phí vật dụng phục vụ cho sản xuất rau an toàn thì kể cả ở các nhóm hộ khá giả cũng ch−a chịu đầu t− ở mức cao, ch−a dám trang bị những thiết bị hiện đại, tân tiến mà mới chỉ dừng lại ở mức tối thiểu là dùng nilon quây (ch−a có hộ nào trang bị l−ới che). Sự chênh lệch trong sản xuất rau an toàn của các nhóm hộ này th−ờng thấy trong việc đầu t− phân hữu cơ, ở những hộ khá l−ợng phân hữu cơ th−ờng đ−ợc dùng cao hơn so với nhóm hộ trung bình và kém.

Nhận xét chung về tình hình đầu t− chi phí

Qua kết quả điều tra về tình hình đầu t− chi phí sản xuất của bốn loại rau vụ đông đề tài lựa chọn trong đó có cả rau th−ờng và rau an toàn trên ba nhóm hộ qua các trà vụ - vụ đông năm 2003 - 2004 có một số nhận xét sau:

- Đối với cả rau th−ờng và rau an toàn, chi phí về cây giống của cả bốn loại trà chính vụ bao giờ cũng ở mức cao nhất, bởi lẽ phần lớn các hộ nông dân đều trồng rau tại thời điểm này, giá cây giống đã bị đẩy lên và cao hơn nhiều so với trà sớm và cuối vụ.

- Chi phí về phân bón và thuốc BVTV đối với sản xuất rau th−ờng có xu h−ớng giảm dần về l−ợng từ trà sớm đến trà muộn, đây là do đặc tính sinh tr−ởng của cây vụ đông tạo nên, thời tiết càng lạnh thì cây vụ đông càng thích hợp, việc chăm sóc đ−ợc thuận lợi hơn. Đối với sản xuất rau theo quy trình an toàn, khoản chi phí này lại hầu nh− đạt ở mức ổn định, đây là do tâm lý của ng−ời trồng rau đều muốn dùng ở mức tới hạn cho phép để rau phát triển tốt.

- Chi phí sản xuất rau an toàn so với rau th−ờng luôn thấp hơn về chi phí sử dụng phân hoá học và thuốc BVTV, nh−ng th−ờng cao hơn về chi phí sử dụng phân hữu cơ, chi phí về giống nhìn chung không khác.

cao hơn rất nhiều, nh−ng ở đây ng−ời sản xuất mới chỉ dừng lại ở mức chi phí nhất định (mới chỉ mua nilon quây xung quanh), do vậy chi phí về khoản này mới chỉ nằm trong khoảng 50.000 đ/sào.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế một số cây rau vụ đông chủ yếu tại huyện gia lộc tỉnh hải dương (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)