Đánh giá hiệu quả kinh tế theo nhóm hộ

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế một số cây rau vụ đông chủ yếu tại huyện gia lộc tỉnh hải dương (Trang 73 - 74)

Các số liệu tính toán trên mới đ−ợc phản ánh chung cho các nhóm hộ trung bình. Còn trên thực tế, do khả năng đầu t− chi phí cũng nh− điều kiện chăm sóc rau khác nhau của từng nhóm hộ, dẫn đến năng suất, sản l−ợng rau đạt đ−ợc của các nhóm hộ này khác nhau, và điều này tạo ra sự khác nhau cơ bản về HQKT đạt đ−ợc giữa các nhóm hộ.

Giữa 3 nhóm hộ, HQKT đạt đ−ợc của cây cải bắp tính trên 1 sào gieo trồng nhìn chung tuân theo quy luật đầu t− thâm canh cao trong sản xuất (trong ng−ỡng cho phép) sẽ cho năng suất và HQKT cao. Điều này đ−ợc thể hiện qua chỉ tiêu:

Về giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp: qua các trà vụ giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp đạt đ−ợc tính trên 1 sào diện tích của nhóm hộ khá luôn cao hơn so

với nhóm hộ trung bình và kém (cả trong sản xuất rau th−ờng và rau an toàn), ví dụ: với cây cải bắp th−ờng: giá trị gia tăng đạt đ−ợc trong trà sớm của hộ khá là 1.958.000 đồng/sào, trong khi đó của hộ trung bình là 1.923.000 đồng/sào và hộ kém là 1.764.000 đồng/sào; ở trà muộn giá trị gia tăng đạt đ−ợc của hộ khá là 1.125.000 đồng/sào, cao hơn 1,04 lần so hộ trung bình và 1,42 lần so với hộ kém.

Tuy nhiên, ở trà chính vụ, với sản xuất rau th−ờng hiệu quả kinh tế cây cải bắp đạt đ−ợc của hộ khá chỉ cao hơn hộ kém nh−ng lại thấp hơn so với hộ trung bình. Cụ thể: Đối với hộ khá: giá trị gia tăng đạt đ−ợc là 791.000 đồng/sào, TNHH đạt đ−ợc 750.000 đồng/sào; Đối với hộ trung bình: giá trị gia tăng đạt đ−ợc là 794.000 đồng/sào, TNHH đạt đ−ợc 752.000 đồng/sào; Đối với hộ kém: giá trị gia tăng đạt đ−ợc là 712.000 đồng/sào, TNHH đạt đ−ợc 670.000 đồng/sào.

Mặc dù giá trị gia tăng và TNHH của nhóm hộ khá trong trà vụ này thấp hơn không nhiều, nh−ng nó đã chứng tỏ đặc điểm trong sản xuất nông nghiệp là mức đầu t− cho sản xuất đều có ng−ỡng của nó, đầu t− đúng mức sẽ cho hiệu quả kinh tế cao, còn nếu đầu t− v−ợt qúa mức cho phép sẽ dẫn đến hiện t−ợng năng suất cận biên giảm dần.

Các chỉ tiêu VA/IC, VA/Lđ, MI/IC và MI/Lđ đ−ợc phản ánh qua biểu 16 cho thấy phần lớn ở các hộ khá hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn lại thấp hơn so với hộ trung bình và kém, cao nhất lại th−ờng thấy ở nhóm hộ kém. Tại sao lại nh− vậy? Trên thực tế các hộ kém đầu t− chi phí sản xuất ở mức thấp hơn và th−ờng thì năng suất, giá trị sản xuất và lợi nhuận đạt đ−ợc cũng thấp hơn. Tuy nhiên, do phần trăm tăng thêm về lợi nhuận đạt đ−ợc nhỏ hơn phần trăm tăng lên về chi phí đã tạo nên tình huống này. Nh−ng nh− đã trình bày ở trên, điều mà hộ nông dân quan tâm ở đây là thu nhập hỗn hợp đạt đ−ợc và điều này vẫn thực sự khuyến khích các hộ khá giữ mức đầu t− cao hơn các nhóm hộ khác.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế một số cây rau vụ đông chủ yếu tại huyện gia lộc tỉnh hải dương (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)