Tình hình đầu t− chi phí tính theo thời vụ gieo trồng

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế một số cây rau vụ đông chủ yếu tại huyện gia lộc tỉnh hải dương (Trang 59 - 65)

a) Đối với cây rau th−ờng

+ Cây rau cải bắp

Với trà chính vụ bao giờ cây cải bắp cũng đ−ợc ng−ời nông dân trồng nhiều hơn so với trà sớm và trà muộn. Trà chính đ−ợc trồng trên phần lớn diện tích vụ lúa mùa sau thu hoạch và không ảnh h−ởng đến vụ lúa sau. Mặt khác, trà chính vụ cũng là thời kỳ mà ở đó cây cải bắp thích nghi và sinh tr−ởng tốt hơn với điều kiện thời tiết, khí hậu, ng−ời nông dân gặp thuận lợi hơn trong quá trình trồng và chăm sóc. Còn đối với trà sớm và trà muộn, cây cải bắp th−ờng đ−ợc trồng ở các hộ gia đình có mục đích bỏ ruộng không cấy lúa 1 vụ hoặc cả 2 vụ để chuyển sang chuyên canh trồng cây rau màu, họ muốn có rau bán vào thời điểm giáp vụ với giá cao hơn. Tuy nhiên, số hộ trong huyện sản xuất theo h−ớng này ch−a nhiều.

Xuất phát từ tâm lý của ng−ời trồng rau và đặc điểm sinh tr−ởng của cây rau theo thời vụ đã tạo nên sự khác nhau về chi phí sản xuất cây cải bắp giữa 3 trà vụ. Kết quả điều tra cho thấy (Biểu 4.3), chi phí sản xuất của trà sớm th−ờng cao hơn so với trà chính và cuối vụ. Sự chênh lệch này là hợp lý bởi vì đối với vụ sớm, thời tiết còn nóng mà cây cải bắp lại là cây −a lạnh, sự sinh tr−ởng của cây rau không thuận lợi làm cho khâu chăm sóc tốn nhiều công hơn, đồng thời chi phí về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phải dùng cũng ở mức cao hơn. Tổng chi phí vật chất tính trên 1 sào gieo trồng của trà sớm - vụ đông 2003 -2004 là 315.000 đồng, cao hơn so với trà chính vụ là 6.400 đồng và trà muộn là 78.800 đồng.

Biểu 4.3. Chi phí vật chất sản xuất rau th−ờng (bình quân 1 sào gieo trồng) Vụ đông 2003 –2004

Trà sớm Trà chính Trà muộn

Diễn giải Giá trị (1000 đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (1000 đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (1000 đ) Tỷ lệ (%) Cải bắp 315 100,00 309 100,00 236 100,00 1. Giống 120 38,10 150 48,61 90 38,10

2. Phân hữu cơ 25 7,94 15 4,86 10 4,23

3. Đạm 66 20,95 58 18,66 51 21,59 4. Lân 30 9,52 21 6,80 24 10,16 5. Ka li 20 6,35 20 6,48 16 6,86 6. Thuốc BVTV 54 17,14 45 14,58 45 19,05 Su hào 254 100,00 250 100,00 198 100,00 1. Giống 90 35,50 108 43,18 72 36,46

2. Phân hữu cơ 25 9,86 15 6,00 10 5,06

3. Đạm 60 23,67 58 23,03 51 25,82 4. Lân 30 11,83 21 8,40 24 12,15 5. Ka li 13 4,93 13 5,00 14 6,84 6. Thuốc BVTV 36 14,20 36 14,39 27 13,67 Cải xanh 207 100,00 185 100,00 161 100,00 1. Giống 60 29,06 75 40,51 45 28,02

2. Phân hữu cơ 15 7,26 10 5,40 10 6,23

3. Đạm 45 21,79 38 20,74 41 25,40 4. Lân 20 9,69 16 8,51 18 11,21 5. Ka li 13 6,05 10 5,40 11 6,72 6. Thuốc BVTV 54 26,15 36 19,44 36 22,42 D−a hấu 456 100,00 485 100,00 498 100,00 1. Giống 189 41,49 180 37,15 180 36,18

2. Phân hữu cơ 25 5,49 25 5,16 25 5,03

3. Đạm 75 16,47 96 19,81 102 20,50

4. Lân 30 6,59 21 4,33 24 4,82

5. Ka li 38 8,23 50 10,32 54 10,85

6. Thuốc BVTV 99 21,73 113 23,22 113 22,61

Mặc dù chi phí về phân bón, thuốc BVTV trà chính thấp hơn trà sớm nh−ng sự chênh lệch về chi phí giữa trà sớm và trà chính vụ lại không nhiều. Nguyên nhân là do ở trà chính vụ, rau đ−ợc trồng đại trà, có nhiều ng−ời mua rau giống nên giá cây giống đã tăng cao, cao hơn so với trà sớm 30.000 đồng/sào và cao hơn trà muộn là 60.000 đồng/sào.

+ Cây su hào

So với cây cải bắp, cây su hào dễ trồng và dễ chăm sóc hơn, đồng thời cũng ít bị sâu bệnh hơn, do vậy chi phí sản xuất của nó th−ờng ở mức thấp hơn so với chi phí sản xuất của cây cải bắp. Theo số liệu điều tra, chi phí vật chất tính trên 1 sào diện tích của cây su hào trà sớm là 253.000 đồng; chính vụ là 250.100 đồng; trà muộn là 197.500 đồng, trung bình chỉ bằng khoảng 82% chi phí sản xuất của cây cải bắp.

Giống nh− sản xuất cây rau cải bắp, chi phí về giống luôn cao hơn ở trà chính vụ, chi phí vật chất giữa trà sớm và chính vụ xấp xỉ bằng nhau, chỉ có ở trà cuối vụ là thấp hơn. Điều này đ−ợc thể hiện: trong tổng chi phí vật chất, tỷ lệ chi phí về cây giống ở trà chính chiếm 35,5%, trà muộn chiểm 36,46, còn ở trà chính chiếm tới 43,18%. Chi phí về phân bón và thuốc BVTV giảm dần từ trà sớm đến trà muộn

+ Cây cải xanh

Cây cải xanh đ−ợc xem là cây rau có chi phí vật chất sản xuất thấp nhất. Tuy nhiên, do cũng là cây rau −a điều kiện thời tiết lạnh và đ−ợc trồng nhiều vào trà chính vụ, nên chi phí sản xuất của nó cũng theo xu h−ớng chung của các loại cây rau vụ đông khác. Với mật độ là 3.000 cây/sào diện tích, tổng chi phí vật chất của chúng trong trà sớm là cao nhất: 206.500 đồng/sào, cao gấp 1,12 lần chi phí của trà chính vụ và 1,29 lần so với trà cuối vụ. Trong đó chi phí về giống xấp xỉ 30% đối với trà sớm và muộn. Còn ở trà chính vụ, chi phí về giống chiếm tỷ lệ cao hơn: 40,51% tổng chi phí vật chất.

+ Cây d−a hấu

Khác với các loại cây rau vụ đông khác, điều kiện thích hợp nhất với cây d−a hấu là vào vụ hè, tuy nhiên nó đã đ−ợc huyện đ−a vào sản xuất trong vụ đông vài năm gần đây, năng suất có kém hơn so với vụ hè song nó vẫn thể hiện đ−ợc là cây có giá trị kinh tế cao và đ−ợc ng−ời nông dân chú ý.

Do đặc điểm sinh tr−ởng của cây d−a hấu, với vụ sớm thời tiết còn nóng, cây sinh tr−ởng tốt hơn, việc chăm sóc thuận lợi hơn so với trà chính và trà muộn, nên khác với cây cải bắp, su hào và cải xanh, chi phí sản xuất về phân bón, thuốc BVTV của cây d−a hấu tăng dần từ trà sớm đến trà muộn, trong đó đáng chú ý là chi phí về phân bón và thuốc BVTV. Nếu tính cho 1 sào gieo trồng, ở trà sớm chi phí về phân bón là 167.500 đồng, chiếm 36,77% chi phí vật chất; chi phí thuốc BVTV là 99.000 đồng, chiếm 21,73% chi phí vật chất thì ở trà chính chi phí phân bón lên đến 192.000 đồng/sào, chiếm 39,63% chi phí vật chất; thuốc BVTV tăng lên 112.500 đồng/sào, chiếm 23,22% chi phí vật chất. Đối với trà muộn, con số này có tăng, tuy nhiên chênh lệch này là không đáng kể. Còn về chi phí cây giống cơ bản là ổn định qua 3 trà vụ.

b) Đối với rau an toàn

Trong sản xuất rau an toàn, thực hiện theo đúng quy trình sản xuất đòi hỏi ng−ời sản xuất phải trang bị thêm những vật dụng nhất định để tiến hành sản xuất nh− nilon để quây cách li phòng trừ sâu bệnh, chuột bên ngoài xâm nhập, hệ thống l−ới che... L−ợng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật chỉ đ−ợc sử dụng hạn chế theo quy định. Do đặc điểm đó, chi phí về phân hoá học (đạm, lân, kali), thuốc BVTV để sản xuất rau an toàn th−ờng thấp hơn nhiều so với sản xuất rau th−ờng. Chi phí về giống nhìn chung là giống nh− sản xuất rau th−ờng.

Kết quả điều tra cho thấy, đối với cây cải bắp, chi phí vật chất cho sản xuất 1 sào diện tích rau an toàn là 336.500 đồng/sào đối với trà sớm; 341.900 đồng/sào với trà chính vụ và 280.800 đồng/sào với trà muộn, cao hơn so với sản xuất rau th−ờng trung bình khoảng 7 - 12%. Sự chênh lệch này là do ng−ời trồng rau phải mua thêm nilon quây, mặt khác để thay thế cho l−ợng phân hoá học bị giới hạn, các hộ th−ờng đầu t− nhiều phân hữu cơ hơn. Do vây, mặc dù chi phí phân hoá học và thuốc BVTV giảm, nh−ng chi phí sản xuất rau an toàn vẫn ở mức cao hơn so với rau th−ờng.

Biểu 4.4. Chi phí vật chất sản xuất rau an toàn (bình quân 1 sào gieo trồng) Vụ đông 2003 - 2004

Trà sớm Trà chính Trà muộn Diễn giải Giá trị

(1000 đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (1000 đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (1000 đ) Tỷ lệ (%) Cải bắp 337 100,00 342 100,00 281 100,00 1. Giống 120 35,66 150 43,87 90 32,05

2. Phân hữu cơ 50 14,86 40 11,70 40 14,25

3. Đạm 36 10,70 38 11,23 41 14,53 4. Lân 20 5,94 21 6,14 24 8,55 5. Ka li 13 3,71 13 3,66 14 4,81 6.Vật dụng SX rau AT 50 14,86 50 14,62 50 17,81 7. Thuốc BVTV 48 14,26 30 8,77 23 8,01 Su hào 290 100,00 291 100,00 255 100,00 1. Giống 90 31,03 108 37,18 72 28,25

2. Phân hữu cơ 40 13,79 40 13,77 30 11,77

3. Đạm 24 8,28 24 8,26 30 11,77 4. Lân 30 10,34 21 7,23 24 9,42 5. Ka li 20 6,90 18 6,02 19 7,41 6. Vật dụng SX rau AT 50 17,24 50 17,21 50 19,62 7. Thuốc BVTV 36 12,41 30 10,33 30 11,77 Cải xanh 205 100,00 222 100,00 196 100,00 1. Giống 60 29,23 75 33,77 45 22,97

2. Phân hữu cơ 35 17,05 35 15,76 35 17,86

3. Đạm 17 8,04 18 7,92 19 9,54 4. Lân 15 7,31 16 7,09 18 9,19 5. Ka li 6 3,05 6 2,81 7 3,44 6. Vật dụng SX rau AT 50 24,36 50 22,51 50 25,52 7. Thuốc BVTV 23 10,96 23 10,13 23 11,48 D−a hấu 409 100,00 443 100,00 450 100,00 1. Giống 189 46,21 180 40,61 180 39,99

2. Phân hữu cơ 50 12,22 75 16,92 75 16,66

3. Đạm 30 7,33 35 7,94 37 8,31

4. Lân 10 2,44 12 2,61 13 2,93

5. Ka li 35 8,56 38 8,46 41 9,00

6. Vật dụng SX rau AT 50 12,22 50 11,28 50 11,11

7. Thuốc BVTV 45 11,00 54 12,18 54 12,00

Đối với cây su hào, cải xanh, d−a hấu, chi phí sản xuất theo quy trình sản xuất rau an toàn cũng theo xu h−ớng chung giống nh− sản xuất rau cải bắp an toàn. Đó là sự giảm đi về chi phí phân hoá học, thuốc BVTV so với sản xuất rau th−ờng, nh−ng lại tăng chi phí về l−ợng phân hữu cơ và vật dụng phục vụ cho sản xuất rau an toàn. So với sản xuất rau th−ờng, chi phí vật chất cho rau theo quy trình an toàn luôn cao hơn. Mức chi phí sản xuất đối với từng loại rau là khác nhau, nó phụ thuộc nhiều vào đặc điểm sinh tr−ởng của từng loại và theo thời vụ sản xuất, cụ thể chi phí vật chất cho 1 một sào gieo trồng nh− sau: (thể hiện qua biểu 4.4).

+ Với sản xuất su hào an toàn:

- Trà sớm: Tổng chi phí vật chất: 290.000 đ/sào, trong đó chi phí về giống chiếm 31,3%; vật dụng sản xuất rau an toàn chiếm 17,24%; thuốc BVTV chiếm 12,41%; phân bón chiếm 39,5%

- Trà chính vụ: Tổng chi phí vật chất: 290.500 đ/sào, trong đó chi phí về giống chiếm 37,18%; vật dụng sản xuất rau an toàn chiếm 17,21%; thuốc BVTV chiếm 10,33%; phân bón chiếm 35,28%

- Trà muộn: Tổng chi phí vật chất: 254.900 đ/sào, trong đó chi phí về giống chiếm 28,25%; vật dụng sản xuất rau an toàn chiếm 19,62%; thuốc BVTV chiếm 11,77%; phân bón chiếm 40,36%

+ Với cải xanh an toàn

Chi phí sản xuất cải xanh an toàn vẫn đ−ợc coi là thấp nhất so với 3 loại còn lại. Tổng chi phí vật chất tính cho 1 sào gieo trồng ở trà sớm là 205.200 đồng/sào; trà chính: 222.100 đồng/sào; trà muộn : 196.000 đồng/sào. Mặc dù chi phí vật chất thấp hơn, nh−ng chi phí về vật dụng phục vụ sản xuất rau an toàn lại không đổi, làm cho tỷ lệ chi phí về khoản này trong chi phí vật chất cao hơn, cụ thể: trà sớm: 24,36%; trà chính: 22,51% và trà muộn: 25,52%.

+ Với sản xuất d−a hấu an toàn

Có thể nói, so với cây cải bắp, su hào và cải xanh, chi phí vật chất cho sản xuất d−a hấu cao hơn cả. Với trà sớm, tổng chi phí của nó lên tới 409.000

đ/sào; trà chính vụ: 432.250 đ/sào; trà muộn: 450.000 đ/sào. Trong đó chi phí về giống ở trà sớm chiếm 46,21%; trà chính vụ chiếm: 40,61% và trà muộn chiếm 40%. Chi phí về phân bón và thuốc BVT V có xu h−ớng tăng dân từ trà sớm đến trà muộn. Chi phí về vật dụng an toàn cũng giống nh− trong sản xuất các loại rau khác và đều ở mức 50.000 đồng/sào.

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá hiệu quả kinh tế một số cây rau vụ đông chủ yếu tại huyện gia lộc tỉnh hải dương (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)