Về môi tr−ờng tự nhiên

Một phần của tài liệu Tiềm năng phát triển du lịch bền vững thành phố điện biên phủ và các vùng phụ cận (Trang 122)

Theo kết quả điều tra, tác động lớn nhất của du lịch đến môi tr−ờng tự nhiên tại Điện Biên đó là vấn đề rác thải tại các khu du lịch và các điểm công cộng tại thành phố Điện Biên Phủ và trung tâm các huyện, thị. L−ợng rác thải rắn và lỏng ngày càng tăng không chỉ làm ô nhiễm môi tr−ờng mà cón phá huỷ cảnh quan tại các điểm du lịch.

Bên cạnh đó, hiện t−ợng khai thác lâm sản phục vụ nhu cầu hàng l−u niệm, làm sinh vật cảnh, chế biến các món đặc sản rừng... của các hộ dân tại các khu du lịch cũng là một trong những yếu tố tác động đến môi tr−ờng tự nhiên.

Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững về môi tr−ờng, cần nâng cao nhận thức về vấn đề này cho các đối t−ợng tham gia vào các hoạt động du lịch (các cơ sở kinh doanh - dịch vụ, các hộ dân, khách tham quan du lịch...).

Các ch−ơng trình, dự án phát triển du lịch tại các điểm, khu, cụm cần đ−ợc cân nhắc hợp lý, đặc biệt phải đánh giá tác động về môi tr−ờng tr−ớc mắt cũng nh− lâu dài theo quy định của pháp luật về yêu cầu bảo vệ môi tr−ờng chung.

Thực hiện các giải pháp cụ thể để giảm thiểu sự ô nhiễm môi tr−ờng từ rác thải: tăng c−ờng việc thu gom, xử lý rác thải, đặt thêm các thùng rác tại các điểm cần thiết. Đồng thời có những khung hình phạt đối với những hành vi vi phạm các quy tắc bảo vệ môi tr−ờng.

Để hạn chế các tác động tiêu cực của phát triển kinh tế hộ đối với môi tr−ờng tự nhiên cần có những giải pháp về liên kết với cộng đồng địa ph−ơng trong phát triển du lịch. Việc liên kết với cộng đồng dân c− có thể thực hiện bằng nhiều hình thức nh− tạo việc làm, giáo dục nhận thức, chia sẻ quyền lợi... bằng cách nào thì cũng phải đảm bảo du lịch đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng dân c−. Đây là việc làm hết sức cần thiết để đảm bảo giữ gìn đ−ợc các tài nguyên, tiềm năng cho phát triển du lịch lâu dài.

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế ------113 4.6.2. Về môi tr−ờng văn hoá

Môi tr−ờng văn hoá hay các tài nguyên nhân văn chủ yếu là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên phủ và văn hoá truyền thống của các đồng bào dân tộc thiểu số. Để đảm bảo phát triển bền vững và thực hiện định h−ớng cần thực hiện một số giải pháp:

Tổ chức thực hiện tốt các dự án trùng tu, khôi phục các di tích lịch sử, làm tốt công tác bảo tồn, bảo tàng. Hiện nay các di tích lịch sử hầu hết đE đ−ợc trùng tu, cải tạo tr−ớc Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2004) và năm Du lịch Điện Biên 2004, bên cạnh đó một số công trình đ−ợc xây dựng thêm. Trong những năm tiếp theo cần có những biện pháp để khai thác có hiệu quả quần thể di tích này trong việc thu hút khách du lịch: gìn giữ, bảo quản tránh bị phá huy bởi yếu tố thời gian cũng nh− của con ng−ời, tăng c−ờng tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, giá trị của các di tích này.

Khôi phục và phát triển văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Hiện nay việc khôi phục, gìn giữ các hoạt động này chủ yếu đ−ợc thông qua các đội văn nghệ của đồng bào. Tuy nhiên, các đội văn nghệ này chủ yếu do các bản tự thành lập, hoạt động theo yêu cầu của du khách nên hiệu quả hoạt động ch−a cao, nội dung còn sơ sài, ch−a thể hiện hết những nét đặc sắc của văn hoá các dân tộc và dần bị “th−ơng mại hoá”. Do vậy, cần đ−a các đội văn nghệ này vào sự quản lý của các trung tâm văn hoá để trình diễn các hoạt động văn hoá, văn nghệ nhằm khai thác các tiềm năng văn hoá phục vụ du lịch, đồng thời giảm bớt những tác động tiêu cực của sự “th−ơng mại hoá”.

Xây dựng một số nhà nghỉ mang đậm sắc thái dân tộc tại các bản văn hoá để phục vụ du khách đến thăm và có nhu cầu nghỉ lại. Để thực hiện đ−ợc đòi hỏi chính quyền địa ph−ơng phải giải quyết tốt vấn đề an ninh, chính trị, an toàn cho du khách. Về hình thức, có thể chỉ phục vụ chỗ ngủ cho du khách hoặc có thể phục vụ các món ăn đặc sản của dân tộc, tổ chức các hoạt động văn hoá dân gian. Đây cũng là một trong những biện pháp để mở rộng sự tham

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế ------114 gia của cộng đồng dân c− vào hoạt động du lịch, giúp họ có điều kiện tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Một trong những yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch là nâng cao chất l−ợng đội ngũ h−ớng dẫn viên. Đặc biệt là sự hiểu biết về lịch sử mảnh đất Điện Biên Phủ cũng nh− về các dân tộc sinh sống tại Điện Biên. Một trong những giải pháp có thể đ−ợc coi là vừa đảm bảo phát triển bền vững về môi tr−ờng văn hoá, vừa tăng c−ờng sự tham gia của đồng bào các dân tộc vào hoạt động du lịch là đào tạo các h−ớng dẫn viên là ng−ời dân tộc thiểu số bản địa.

Nh− vậy, trong thời gian tới việc đào tạo h−ớng dẫn viên là một đòi hỏi cấp bách đối với phát triển du lịch của Điện Biên, trong đó cần chú ý −u tiên cho các đối t−ợng là ng−ời dân tộc thiểu số.

4.6.3. Về môi tr−ờng kinh tế

Để thực hiện đ−ợc các mục tiêu, định h−ớng phát triển du lịch cần: Tạo một môi tr−ờng kinh doanh lành mạnh, thu hút nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia. Tập trung đầu t− vào các lĩnh vực thuộc hạ tầng cơ sở nh− giao thông, điện, n−ớc, tôn tạo di tích, phát triển hệ thống công viên cây xanh, bảo vệ môi tr−ờng, tuyên truyền quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực... Trên cơ sở luật pháp và tình hình thực tế của địa ph−ơng có những chính sách khuyến khích đầu t−, đơn giản hoá các thủ tục hành chính.

Phát triển bền vững về kinh tế, cần hạn chế tối đa các tác động tiêu cực từ các hoạt động kinh tế đến đời sống cũng nh− quan hệ xE hội của các cộng đồng dân c−, đặc biệt là của đồng bào các dân tộc thiểu số. Có thể hạn chế bớt những ảnh h−ởng tiêu cực bằng tăng c−ờng công tác tuyên truyền vận động, đặc biệt là cần chú trọng vai trò của già làng, tr−ởng bản trong việc giáo dục đạo đức, truyền thống của dân tộc. Các hoạt động từ thiện, vận động giúp đỡ lẫn nhau, công tác xoá đói, giảm nghèo... đ−ợc tổ chức tốt và th−ờng xuyên cũng sẽ làm giảm bớt các tác động tiêu cực.

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế ------115 truyền thống của địa ph−ơng nh− khôi phục, tổ chức sản xuất và bán các hàng hoá thổ cẩm; các nông - lâm sản đặc sản: gạo, các loại r−ợu dân tộc, các loại d−ợc liệu... các sản phẩm thủ công truyền thống từ mây, tre đan...

Chính quyền địa ph−ơng cần có chính sách đầu t−, hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, các ph−ơng tiện sản xuất, giúp đỡ hình thành các tổ chức sản xuất: hợp tác xE; tổ, hội sản xuất. Đặc biệt là hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm, có thể tổ chức bán hàng ở chợ hoặc hình thành các điểm bán hàng tại các điểm du lịch, khu du lịch để hạn chế tình trạng bán hàng rong và nài nỉ khách mua hàng. Đây cũng là việc làm phù hợp với nguyện vọng của đa số bà con trong cộng đồng.

4.6.3. Giải pháp về vốn

Tổng nhu cầu vốn cần đầu t− tối thiểu cho du lịch tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006 - 2010 là khoảng 13,6 triệu USD. So với nhu cầu thì không lớn nh−ng đối với nội lực của một tỉnh nhỏ miền núi mới tái lập cũng nh− các doanh nghiệp trong tỉnh lại là một số vốn không nhỏ. Vì vậy, tỉnh nên có chính sách để các doanh nghiệp huy động vốn từ ngoài vào đặc biệt là nguồn liên doanh, liên kết hợp tác đầu t−, các hình thức hợp tác và chuyển giao công nghệ...

Cơ cấu vốn đầu tự có thể dự kiến nh− sau:

Bảng 4. 23: Dự báo cơ cấu của nguồn vốn đầu t− cho du lịch Điện Biên (2006 - 2010)

Cơ cấu nguồn vốn Vốn đầu t− (ngàn USD)

Tổng nhu cầu vốn đầu t− 13.680,00

1. Vốn tích từ các doanh nghiệp du lịch (10%) 1.368,00 2. Vốn ngân sách nhà n−ớc cấp (20%) 2.736,00 3. Vốn vay tín dụng (20%) 2.736,00 4. Vốn liên doanh đầu t− (15%) 2.052,00 5. Vốn liên doanh liên kết (20%) 2.736,00 6. Vốn đầu t− n−ớc ngoài (15%) 2.052,00

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế ------116 - Vốn ngân sách nhà n−ớc tập trung đầu t− vào các lĩnh vực thuộc hạ tầng cơ sở nh− giao thông, điện, n−ớc, tôn tạo các di tích, phát triển hệ thống công viên cây xanh, bảo vệ môi tr−ờng, tuyên truyền quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực,

- Phát huy tối đa nguồn vốn của các thành phần kinh tế để đầu t− chủ yếu cho các cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh và phát triển các loại hình dịch vụ ở các khu du lịch.

- Huy động nguồn vốn từ đầu t− n−ớc ngoài d−ới các hình thức đầu t− 100% vốn, liên doanh, liên kết.

- Tạo nguồn vốn bằng cách lồng ghép với các ch−ơng trình, dự án khác nh− dự án khoanh nuôi bảo vệ rừng, trồng mới 5 triệu ha rừng (661), tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá và từ các ngành khác.

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế ------117 Phần thứ năm

Kết luận và đề nghị

5.1. Kết luận

Quá trình nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, hiện trạng khai thác, định h−ớng phát triển Du lịch tỉnh Điện Biên đến 2010 cho phép rút ra một số kết luận cơ bản sau:

1. Luận văn đE hệ thống hoá lý luận về du lịch, kinh tế du lịch, phát triển du lịch bền vững, tiềm năng để phát triển du lịch, phân loại du lịch. ĐE chỉ ra các điều kiện để phát triển du lịch cũng nh− các tác động của du lịch đến tự nhiên, kinh tế và xE hội, và chỉ ra xu h−ớng phát triển của du lịch...

2. Điện Biên nói chung và thành phố Điện Biên Phủ nói riêng có hệ thống tiềm năng phục vụ phát triển du lịch đa dạng, phong phú và hấp dẫn. Hệ thống tiềm năng tài nguyên đó bao gồm:

- Tài nguyên tự nhiên: hồ Pá Khoang; động Pa Thơm; suối nóng UVa; khu bảo tồn thiên nhiên M−ờng Nhé...

- Tài nguyên nhân văn, bao gồm: các di tích lịch sử cách mạng (quần thể di tích chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, rừng văn hoá - lịch sử M−ờng Phăng, bia hận thù Noong Nhai...); các di tích lịch sử - văn hoá (thành Bản Phủ và Đền thờ Hoàng Công Chất, bia Lê Lợi, dinh thự Đèo Văn Long...); Các lễ hội truyền thống; những hoạt động văn hoá đặc sắc; các sản phẩm thủ công truyền thống; các đặc sản của địa ph−ơng.

Hệ thống tài nguyên này hầu hết đang ở dạng tiềm năng, ch−a đ−ợc khai thác đầy đủ, toàn diện.

3. Hoạt động du lịch trên địa bàn trong những năm qua đE đạt đ−ợc những kết quả khả quan. Tuy vậy, kết quả đó vẫn ch−a t−ơng xứng với những tiềm năng hiện có.

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế ------118 năm đón trên 100.000 l−ợt khách, chủ yếu là khách du lịch nội địa (năm 2005 khách quốc tế chỉ chiếm 9,25%, khách nội địa là 90,75%).

- Số ngày l−u trú bình quân của du khách thấp (từ 1,0 -1,5 ngày và con số này đang có xu h−ớng giảm dần.

- Chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch trong n−ớc là 291.300 đồng (bằng 57,54% so với trung bình cả n−ớc). Trong đó, chủ yếu là chi cho thuê phòng (26,23%) và ăn uống (21,22%), các dịch vụ khác còn thấp (tham quan: 4,53%; giải trí: 9,89%).

- Đóng góp của du lịch và dịch vụ vào GĐP toàn tỉnh năm 2005 mới chỉ đạt 35,95% (69,126 tỷ đồng). Cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn nhiều thiếu thốn, năm 2005 toàn tỉnh có 13 khách sạn (trong đó chỉ có 4 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao, 5 khách sạn 1 sao). Số l−ợng và chất l−ợng lao động còn yếu, ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu của phát triển du lịch.

4. Hoạt động của các khách sạn trên địa bàn mới chỉ dừng là ở lĩnh vực cung cấp dịch vụ l−u trú (40,29% doanh thu) và dịch vụ ăn uống (36,5% doanh thu). Việc tham gia vào các hoạt động du lịch của các hộ dân tại các khu du lịch còn rất hạn chế (thu nhập của các hộ từ du lịch và dịch vụ mới chỉ đạt 8% đến 14,5% tổng thu nhập của hộ), Nguồn thu nhập này chủ yếu là từ nghề dệt thổ cẩm và tham gia các hoạt động văn hoá - văn nghệ dân gian.

5. Phần lớn khách du lịch tỏ ra hài lòng về các hoạt động du lịch tại Điện Biên, vấn đề mà du khách quan tâm nhiều nhất là về ô nhiễm môi tr−ờng và cảnh quan tự nhiên. Theo du khách để phát triển du lịch bền vững cần quan tâm nhiều đến việc bảo tồn các di tích lịch sử, môi tr−ờng cảnh quan, các sản phẩm l−u niệm và thông tin, tuyên truyền, quảng bá...

6. Đến năm 2010, l−ợng khách du lịch đến Điện Biên đạt khoảng 160.000 l−ợt khách (trong đó khách quốc tế khoảng 20.000 l−ợt); doanh thu đạt khoảng 11 triệu USD (trong đó doanh thu từ khách quốc tế đạt khoảng 4 triệu USD). Cần có khoảng 730 phòng khách sạn từ 1 đến 3 sao (trong đó 91

Trường ðại học Nụng nghiệp 1 - Luận Văn Thạc sỹ khoa học Kinh tế ------119 phòng cho nhu cầu khách quốc tế). Giải quyết công ăn việc làm cho 1.168 lao động trực tiếp và khoảng 2.336 lao động gián tiếp ngoài xE hội. Giai đoạn 2006 - 2010 cần tối thiểu 13,6 triệu USD vốn đầu t− cho du lịch.

Trong thời gian tới, thị tr−ờng khách vẫn chủ yếu là khách nội địa, khách quốc tế chủ yếu là thị tr−ờng Pháp, Tây Âu và ASEAN.

7. Để thực hiện định h−ớng và đảm bảo phát triển bền vững cần thực hiện một số giải phá :

- Về môi tr−ờng tự nhiên: xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi tr−ờng, liên kết với cộng đồng địa ph−ơng trong phát triển du lịch...

Một phần của tài liệu Tiềm năng phát triển du lịch bền vững thành phố điện biên phủ và các vùng phụ cận (Trang 122)