Tái cơ cấu tổ chức, mạng lưới hải quan Tái cơ cấu tổ chức, mạng lưới hải quan

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động hải quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 72 - 76)

TRƯỚC YÊU CẦU HỘI NHẬPTRƯỚC YÊU CẦU HỘI NHẬP

3.2.2.3. Tái cơ cấu tổ chức, mạng lưới hải quan Tái cơ cấu tổ chức, mạng lưới hải quan

3.2.2.3. Tái cơ cấu tổ chức, mạng lưới hải quan

Với cơ cấu tổ chức theo 3 cấp quản lý gồm Tổng cục Hải quan; 33 Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh; 183 chi cục hải quan cửa khẩu và tương đương, bộ máy hoạt động của Tổng cục Hải quan hiện nay tương đối cồng kềnh, có quá nhiều người làm việc ở cấp độ trung gian và trùng lặp về công việc, làm hạn chế mối liên hệ giữa Tổng cục và cấp chi cục, kéo theo sự thiếu hụt về thông tin chỉ đạo và phản hồi, hoặc các thông tin đến chậm, kém hiệu quả. Do đó, cần sắp xếp lại cơ cấu tổ chức mạng lưới hải quan trên toàn quốc theo hướng giảm các cấp quản lý trung gian, giảm bớt số lượng Cục Hải quan địa phương, tăng tính tự chủ và linh hoạt cho các Chi cục.

Cần tiếp tục sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo quy định số 33/2006/QĐ-BTC ngày 06/06/2006 củ Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyề hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục. Cụ thể là:

+ Củng cố lại tổ chức bộ máy của Cục kiểm tra sau thông quan để thực sự là cơ quan đầu não của ngành Hải quan quản lý, chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành Hải quan thực hiện công tác kiểm tra sau thông quan, đồng thời trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật.

+ Hình thành một hệ thống tập trung, thống nhất từ Tổng cục xuống Hải quan địa phương trong lĩnh vực kiểm tra sau thông quan, thiết lập mối quan hệ dọc và trực tiếp từ các trong Tổng cục xuống các chi cục trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

+ Kết hợp việc quản lý theo địa bàn và quản lý chuyên sâu: Việc quản lý địa bàn cần phải nắm được các hoạt động chủ yếu của chi cục kiểm tra sau thông quan về các hoạt động có liên quan như: phúc tập hồ sơ, kiểm tra sau thông quan, công tác tổ chức nhân sự, tình hình xuất nhập khẩu, tình hình hoạt động, khó khăn vướng mắc của đơn vị. Đồng thời theo dõi và nắm chắc về doanh nghiệp lớn trên địa bàn, về các lĩnh vực chủ yếu: lĩnh vực kinh doanh; tình hình kinh doanh, chấp hành pháp luật hải quan, pháp luật về thuế…

Về quản lý chuyên sâu được tổ chức theo từng lĩnh vực chuyên môn (theo cơ cấu tổ chức các phòng nghiệp vụ), kịp thời nắm bắt và giải quyết những vấn đề chuyên môn như: trị giá hải quan, mã số và thuế suất hàng hóa; gia công, sản xuất hàng xuất khẩu; chính sách thương mại…

+ Xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc cơ quan tổng cục, các cục hải quan địa phương với Cục kiểm tra sau thông quan và hệ thống kiểm tra sau thông quan trong toàn ngành về các lĩnh vực: cung cấp thông tin, xây dựng chính sách, chế độ, đào tạo, phối hợp thực hiện kiểm tra và một số lĩnh vực khác.

Xây dựng quy chế phối hợp giữa lực lượng kiểm tra sau thông quan với các đối tượng kiểm tra sau thông quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, hoạt động kiểm tra của cơ quan Hải quan, giúp các

doanh nghiệp tự khai báo chính xác, khắc phục sai sót, tự kiểm soát được việc tuân thủ pháp luật.

Thứ hai, phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa.

Con người là nhân tố quan trọng, có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức. Nếu triển khai chiến lược quản lý sự thay đổi chỉ tập trung vào hệ thống máy móc, quy mô tổ chức, quy trình thủ tục… mà ít chú ý đến nhân tố con người, các cá nhân ngại thay đổi cách làm việc kiểu cũ, không sẵn sàng tiếp nhận tư duy, phương thức quản lý, kỹ năng thao tác mới thì các nỗ lực thay đổi khó thành công.

Để hoạt động hải quan đạt hiệu quả cao đòi hỏi cán bộ, công chức hải quan cần được đào tạo đầy đủ, đồng thời phải tự mình nâng cao năng lực và trình độ bản thân nhằm đạt được các kỹ năng quan trọng sau:

Một là, phải hiểu và thực hiện đúng pháp luật hải quan, các quy định và quy trình thủ tục hải quan. Các cán bộ, công chức ngành phải nắm chắc Luật Hải quan, các luật thuế và các văn bản hướng dẫn, đặc biệt phải nắm chắc các quy định cụ thể về: nguyên tắc xác định trị giá, quy tắc xuất xứ, phân loại và mã hóa hàng hóa… nhằm phát hiện những gian lận và sai sót tron việc khai báo khi làm thủ tục hải quan.

Hai là, nắm vững quy trình tiến hành hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế. Theo Hiệp định về xác định trị giá GATT, trị giá hải quan phải dựa trên những tiêu chí đơn giản và hợp lý phù hợp với thông lệ thương mại. Do đó, cán bộ hải quan cần nắm vững thông thạo thông lệ thương mại trong kinh doanh thương mại quốc tế.

Ba là, nắm vững kỹ thuật và nguyên tắc kế toán. Nhằm tiến hành các bước công việc kiểm tra rà soát sổ sách kế toán, cán bộ hải quan cần được trang bị đầy đủ kiến thức về kế toán.

Bốn là, cần hiểu về các chuẩn mực và quy trình thủ tục kiểm toán. Vì việc kiểm tra rà soát bao gồm công việc kiểm toán đánh giá giá trị của hàng hóa, do đó, cán bộ ngành hải quan phải thành thạo về việc này.

Năm là, trang bị những kiến thức về công nghệ thông tin. Hiện nay, tất cả các hoạt động trong giao dịch quốc tế như hạch toán kế toán, kiểm kê, bán hàng, định giá, … đều được thực hiện thông qua hệ thống máy vi tính. Theo đó, cán bộ hải quan cần phải có đầy đủ khả năng kiểm tra trên hệ thống máy vi tính của doanh nghiệp.

Sáu là, thông thạo ngoại ngữ. Vì ngôn ngữ chủ yếu trong thương mại quốc tế hiện nay là tiếng Anh và một số ngoại ngữ thông dụng như tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc,… nên yêu cầu về ngoại ngữ là không thể thiếu được đối với mỗi cán bộ hải quan nhằm giúp họ hiểu được nội dung của các tài liệu chứng từ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Một trong những nguyên nhân mà hoạt động hải quan trong đó có công tác kiểm tra sau thông quan chưa hiệu quả là trình độ của cán bộ, công chức hải quan. Thực tế cho thấy, nếu cán bộ hải quan không có chuyên môn sâu, không nắm vững được các kỹ năng cơ bản sẽ không thể tiến hành công tác hải quan có hiệu quả. Vì vậy, hiện nay công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ hải quan là rất cần thiết.

Để đào tạo cán bộ hải quan cần nghiên cứu một cách có hệ thống từ việc phân tích nhu cầu đào tạo; xây dựng hệ thống đào tạo; thiết kế chương trình đào tạo; tổ chức đào tạo và công tác đánh giá đào tạo. Trong phạm vi đề tài, em chỉ xin nêu một số nội dung cơ bản sau:

+ Lựa chọn đối tượng đào tạo: Có nhiều cách phân loại đối tượng như: theo trình độ đào tạo các chuyên môn chủ yếu của ngành Hải quan (trị giá hải quan, phân loại hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, thủ tục hải quan,…); theo thời gian, thâm niên công tác trong ngành hải quan; theo trình độ các chuyên ngành khác (kế toán, kiểm toán, công nghệ thông tin, ngoại ngữ…). Việc xác định đối tượng phù hợp để xác định cách thức đào tạo cho phù hợp với giai đoạn hiện nay.

+ Kết hợp đào tạo tại chỗ và đào tạo tập trung:

Đào tạo tại chỗ: là việc đào tạo do các cán bộ cấp trên, cán bộ lâu năm có nhiều kinh nghiệm đào tạo cho cán bộ cấp dưới, cán bộ mới được tuyển dụng hoặc ít

có kinh nghiệm. Việc đào tạo này thường được tổ chức ngay tại bộ phận, đội công tác, tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

Mục tiêu của đào tạo tại chỗ để cung cấp kiến thức kỹ năng, hành vi ứng xử trong thực tiễn công việc hàng ngày. Việc đào tạo này có thể đáp ứng được nhu cầu đào tạo thực tiễn và cụ thể của từng cán bộ, từng vấn đề cụ thể.

Phương pháp đào tạo là hướng dẫn, kèm cặp từng người, kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, cách làm này cần ít chi phí nhưng hiệu quả cao, dễ làm trong điều kiện hiện nay nhất là công việc nhiều trong khi lại thiếu cán bộ.

Hiệu quả mang lại sẽ cao, đồng thời dễ đánh giá hiệu quả công tác và tăng cường hiểu biết lẫn nhau, giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau.

Đào tạo tập trung: là việc đào tạo được tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định tại một địa điểm nhất định do cơ quan chức năng tiến hành hoặc do các Cục Hải quan tỉnh, thành phố tự tiến hành đào tạo. Việc đào tạo này tách khỏi công việc hàng ngày.

Mục tiêu của đào tạo tập trung để cung cấp kiến thức kỹ năng và hành vi ứng xử tổng quát, chúng có tính mô phạm, lý thuyết, lôgíc và có tính hệ thống, có thể đáp ứng các nhu cầu đào tạo chung của nhiều người học.

Phương pháp: có thể đào tạo nhiều học viên cùng một lúc, học viên có thể giành thời gian, sức lực và tập trung vào việc học tập.

Hiệu quả mang lại có thể nâng cao năng lực tổng thể của học viên. Tăng cường hiểu biết lẫn nhau và quan hệ hợp tác giữa các cá nhân ở những đơn vị hải quan địa phương khác nhau trong việc phối hợp cùng phát triển.

+ Về nội dung đào tạo: cần ưu tiên cho việc đào tạo các kiến thức kỹ năng về chuyên môn như: Kiến thức pháp luật về hải quan, về thuế và pháp luật khác có liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế. Kiến thức về kiểm toán, kế toán. Kiến thức về công nghệ thông tin, ngoại ngữ…

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động hải quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w