Hiện đại hóa hoạt động của ngành Hải quan Việt Nam Hiện đại hóa hoạt động của ngành Hải quan Việt Nam

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động hải quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62 - 66)

TRƯỚC YÊU CẦU HỘI NHẬPTRƯỚC YÊU CẦU HỘI NHẬP

3.2.2.1. Hiện đại hóa hoạt động của ngành Hải quan Việt Nam Hiện đại hóa hoạt động của ngành Hải quan Việt Nam

3.2.2.1. Hiện đại hóa hoạt động của ngành Hải quan Việt Nam

Một là, xây dựng chương trình tự động hóa hoạt động hải quan.

Tự động hóa hoạt động hải quan không chỉ là mục tiêu mà còn là một khâu quan trọng trong quá trình hiện đại hóa đất nước. Nó có một vai trò quan trọng trong việc thiết kế lại hoạt động thương mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới.

Chương trình tự động hóa hoạt động Hải quan đang thử nghiệm một cách thức mới trong việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu bằng cách đưa ra một quy trình điện tử cho việc giải phóng hàng hóa và thu thập các dữ liệu nhập khẩu. Nó cũng hỗ trợ cho việc tái thiết kế các quy trình kinh doanh xuất nhập khẩu.

Hệ thống Hải quan tự động khi được xây dựng và triển khai thành công sẽ là một hệ thống đáng tin cậy và có thể tự động giải quyết các hoạt động kinh doanh có thủ tục đơn giản và cho phép các cán bộ Hải quan tập trung vào các khâu nghiệp vụ phức tạp hoặc vào các đối tượng chất hành không nghiêm pháp luật Hải quan, vào các mặt hàng “nhạy cảm”, “trọng điểm” có thuế suất cao. Thêm vào đó, Hệ thống hải quan tự động còn cho phép phân loại và xác định hàng hóa một các có hiệu quả và giải phóng hàng một các nhanh chóng. Các lợi ích cơ bản của Hệ thống Hải quan tự động có thể kể đến như sau:

Thứ nhất, hạn chế tối đa các thủ tục giấy tờ vốn rất phổ biến trong các quy trình nghiệp vụ Hải quan thủ công.

Thứ hai, cho phép các chủ thể tham gia xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thực hiện các hoạt động đăng ký trước thông qua các dữ liệu điện tử có trên mạng.

Thứ ba, giải phóng thời gian bốc xếp và dỡ hàng hóa.

Thứ tư, tăng khả năng giao hàng đúng thời hạn.

Mục tiêu cuối cùng của Hệ thống Hải quan tự động không chỉ nhằm đáp ứng các yêu cầu điều chỉnh của điều kiện hiện tại mà còn nhằm nâng cao hiệu quả của thời gian thực hiện nghiệp vụ Hải quan tại biên giới, tại các cửa khẩu và giảm bớt các chi phí trong giao dịch thương mại.

Hai là, tạo lập môi trường thương mại tự động

Hệ thống Hải quan tự động khi được thực hiện thành công sẽ góp phần hình thành nên một môi trường thương mại mà trong đó các hoạt động sẽ được tự động cao, đem lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế đang trong tiến trình hội nhập. Những kết quả và thông tin thu được từ quá trình này sẽ có giá trị trong việc hình thành một hệ thống thương mại mới của đất nước, một hệ thống sẽ thống nhất và hài hòa hơn với các tiêu chuẩn chung của cộng đồng quốc tế. Đó là môi trường thương mại được tự động hóa.

Hệ thống thương mại hiện nay của Việt Nam đang ngày càng tỏ ra không đáp ứng được với các đòi hỏi có tính dài hạn mà ngày càng phức tạp trong tốc độ tăng trưởng của đời sống thương mại quốc tế. Do đó, các nỗ lực trong việc đổi mới và

hiện đại hóa Hải quan sẽ góp phần xây dựng một môi trường thương mại được tự động cao. Nó cho phép cải cách các cách thức cơ quan Hải quan đang tiến hành đối với các loại hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam thông qua việc cung cấp một hệ thống thông tin hoàn toàn tự động và thống nhất. Hệ thống thông tin này cho phép thu thập, xử lý và phân tích các dữ liệu xuất nhập khẩu một cách có hiệu quả. Môi trường thương mại tự động sẽ giúp đơn giản hóa việc giải quyết các giao dịch thương mại. Nó cũng giúp cho quá trình vận chuyển hàng hóa giữa các cảng và đến các thị trường diễn ra nhanh hơn với các chi phí thấp hơn. Các lợi ích mà môi trường thương mại tự động mang lại là:

Thứ nhất, làm giảm bớt công sức trong việc nhập dữ liệu;

Thứ hai, làm giảm bớt các hoạt động có liên quan đến giấy tờ một cách không cần thiết;

Thứ ba, giảm bớt các chi phí tài chính;

Thứ tư, tăng cường khả năng truy cập đối với các dữ liệu xuất khẩu, nhập khẩu.

Môi trường thương mại tự động sẽ tăng cường khả năng thực hiện chức năng của cơ quan Hải quan, hợp lý hóa các quy trình nghiệp vụ và tiết kiệm được cho nhà nước và các doanh nghiệp một lượng tài chính lớn. Nó cũng đưa hệ thống xuất nhập khẩu của nước ta tiếp cận gần hơn với các tiêu chuẩn của thế giới.

Ba là, áp dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại vào Chương trình Hiện đại hóa Hải quan.

Trong giai đoạn hiện nay, lưu lượng hàng hóa, giao dịch thương mại ngày càng tăng, trong khi hầu hết máy móc, trang thiết bị hỗ trợ công việc của ngành đều cũ, lạc hậu, kém hiệu quả, nhân lực thiếu nên các cán bộ hải quan phải làm việc dựa trên các thao tác thủ công là chính.

Để giảm áp lực cho cơ quan hải quan, tạo điều kiện đơn giản hóa thủ tục khi thông quan và kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu hiệu quả, cần phải ưu tiên trang thiết bị cơ sở vật chất, áp dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại.

Xây dựng môi trường thương mại tự động tạo ra một cơ chế cho phép thông tin được chia sẻ một cách hữu hiệu từ một diện rộng các đối tượng và được xây dựng với các công cụ thống nhất cho phép giao diện đa thành phần trong một hệ thống đơn nhất. Nó cho phép các cơ quan Hải quan có thể được bổ sung thêm chức năng hay thực hiện thêm các nhiệm vụ mới vào bất cứ lúc nào mà không nảy sinh các vướng mắc; có thể hiện đại hóa hệ thống của mình và chấp nhận công nghệ theo nhu cầu đang thay đổi trên thị trường.

Trước hết, cần lắp đặt camera giám sát tại các sân bay, cảng biển, các cửa khẩu biên giới – nơi có lưu lượng hàng hóa và người qua lại đông, khó kiểm soát được bằng các thao tác thủ công. Đồng thời, ra soát lại tính hiệu quả tại các đơn vị được lắp đặt các thiết bị camera để đảm bảo chất lượng, kịp thời sửa chữa hoặc thay thế khi cần thiết.

Ngoài ra, do tầm quan trọng của an ninh toàn cầu, vấn đề buôn lậu và vận chuyển hàng hóa trái phép gia tăng nên nhu cầu mua sắm các thiết bị kiểm tra hiện đại như cân hàng hóa, máy soi container, các thiết bị phân tích, phân loại hàng hóa đang tăng cao. Khi được trang bị các thiết bị hiện đại, công việc giám sát của cơ quan hải quan sẽ đơn giản hơn, hỗ trợ hoạt động nghiệp vụ.

Tuy nhiên, chi phí mua sắm thiết bị rất lớn, cần người sử dụng được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm do vận hành phức tạp và các thiết bị sửa chữa, bảo dưỡng tốn kém. Do vậy, cần vừa điều tiết chi phí mua sắm hợp lý vừa phát huy hiệu quả của các thiết bị.

Việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động Hải quan sẽ mang lại những lợi ích sau:

Thứ nhất, tính dễ thích ứng đối với các công nghệ mới khi chúng cần được cải tiến.

Thứ hai, tính dễ đối chiếu đối với khối lượng thương mại đang thay đổi.

Thứ ba, tính dễ quản lý đối với hoạt động của các cán bộ quản lý môi trường thương mại tự động.

Thứ tư, tính đáng tin cậy đối với các yêu cầu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Thứ năm, tính dễ truy cập đối với những người sử dụng cần tới các dịch vụ và dữ liệu.

Bằng cách tạo ra một hệ thống thân thiện cho người sử dụng, việc áp dụng các công nghệ mới sẽ là một nhân tố quan trọng trong môi trương của hoạt động hải quan trong tương lai.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động hải quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 62 - 66)