ĐOẠN HỘI NHẬPĐOẠN HỘI NHẬP

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động hải quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 56 - 58)

TRƯỚC YÊU CẦU HỘI NHẬPTRƯỚC YÊU CẦU HỘI NHẬP

ĐOẠN HỘI NHẬPĐOẠN HỘI NHẬP

ĐOẠN HỘI NHẬP

Kế hoạch cải cách, phát triển hiện đại hóa ngành với mục tiêu đổi mới, hiện đại hóa một cách mạng mẽ, toàn diện các mặt công tác Hải quan nhằm nâng cao năng lực quản lý, tạo thuận lợi cho hoạt động giao lưu thương mại và thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế.

Yêu cầu đặt ra là ngành Hải quan phải quản lý lượng hàng hóa XNK, lượng hành khách, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh ngày càng gia tăng. Dự báo hoạt động buôn bán vận chuyển ma tuý, chất gây nghiện, vũ khí, văn hóa phẩm đồi truỵ, phản động ngày càng gia tăng và phức tạp hơn, xuất hiện những hình thức buôn lậu và gian lận mới như: vi phạm bản quyền, xâm phạm sở hữu trí tuệ, vi phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, rửa tiền, buôn lậu động thực vật quý hiếm… Nhưng số lượng cán bộ công chức Hải quan không thể tăng theo tỷ lệ thuận. Trong khi đó, hoạt động quản lý Nhà nước về Hải quan vẫn phải đảm bảo tạo thuận lợi, thông thoáng cho hoạt động XNK, đầu tư, du lịch, dịch vụ... như thủ tục hải quan phải đơn giản, minh bạch, cung cấp thông tin nhanh chóng, công khai, đặc biệt là phải thông quan nhanh, giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp, tạo môi trường thu hút đầu tư nước ngoài nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Đất nước đến năm 2010 liên quan đến hoạt động quản lý Nhà nước về Hải quan và thu ngân sách và yêu cầu cải cách nền hành chính Quốc gia.

Xuất phát từ yêu cầu hội nhập và xu hướng phát triển của Hải quan quốc tế cũng như khu vực, Hải quan Việt Nam cần phải thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế liên quan đến Hải quan Trong khuôn khổ WTO, ASEAN, APEC, ASEM, WCO và các tổ chức Quốc tế khác, Việt Nam cần phải đảm bảo hệ thống pháp luật về hải quan đầy đủ, thống nhất, rõ ràng và công khai, phù hợp với các cam kết quốc tế; đảm bảo cho các quy định của pháp luật hải quan được thực hiện nghiêm chỉnh, bình đẳng cho mọi đối tượng. Bên cạnh đó, cũng cần nhìn nhận sự phát triển của Hải quan Việt Nam trong bối cảnh phát triển thương mại quốc tế như việc xuất hiện các hình thức bảo hộ mới trong điều kiện thuế ngày càng giảm, yêu cầu về luân chuyển, trao đổi

hàng hóa ngày càng nhanh chóng, các loại hình vận chuyển đa phương thức, thương mại điện tử ngày càng phát triển và trở thành phổ biến, sự xuất hiện của các nguy cơ khủng bố quốc tế, tội phạm ma tuý gia tăng...

Đến năm 2010, Hải quan Việt Nam phấn đấu trở thành Hải quan tiên tiến trong khu vực ASEAN. Hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, với phương châm hành động của Hải quan Việt Nam là “Thuận lợi - Tận tụy - Chính xác”. Tầm nhìn đến năm 2010 và 2020 là quản lý Hải quan hướng tới tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư và du lịch, thực hiện Hải quan điện tử, cơ quan Hải quan hoạt động có tính chuyên nghiệp, minh bạch và liêm chính. Phương hướng phát triển cụ thể như sau:

Hoàn thành việc cải cách chuyển đổi các hoạt động nghiệp vụ hải quan theo chuẩn mực hiện hành tổ chức hải quan hiện đại, đảm bảo môi trường hải quan từng bước phù hợp với khu vực và thế giới, thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến lĩnh vực hải quan, bao gồm:

Chuyển đổi phương pháp quản lý nghiệp vụ: thực hiện kỹ thuật quản lý rủi ro trong nghiệp vụ hải quan, trong kiểm tra hàng hóa; phân luồng hàng hóa; phúc tập hồ sơ; thông quan hàng hóa; điều tra chống buôn lậu… theo phương pháp hiện đại.

Cải cách quy trình và thủ tục hải quan một cách toàn diện: xây dựng các môi trường thực hiện các nghiệp vụ hải quan thống nhất trên cơ sở tiêu chuẩn hóa. Thể chế hóa, tiêu chuẩn hóa các khâu của quy trình nghiệp vụ, thủ tục hải quan. Các khâu nghiệp vụ từ khi tiếp nhận hồ sơ hàng hóa cho tới khi kết thúc thủ tục, hàng được thông quan và các khâu nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu đều phải được tiêu chuẩn hóa trên cơ sở các bước tiến hành theo thứ tự hợp lý.

Tự động hóa công tác giám sát hải quan: kiểm tra hàng nhập khẩu qua máy soi container tại các cảng biển, hành lý nhập khẩu, xuất khẩu qua các cửa khẩu đường không, đường bộ theo các chỉ tiêu, tỷ lệ thích hợp trong kỹ thuật quản lý rủi ro.

Tăng cường thêm trang thiết bị phục vụ cho việc kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu, hành lý của khách xuất nhập cảnh phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa

bàn. Hiện đại hóa các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kiểm soát chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm và các loại tội phạm mới.

Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước: ngành Hải quan phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu về những nội dung cần thiết trong thủ tục hải quan như: danh mục hàng hóa; xác định trị giá hải quan theo GATT… để các đối tượng này nắm vững và tuân thủ đúng quy định của pháp luật, tạo thuận lợi cho ngành Hải quan trong thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình.

Về cơ cấu tổ chức, đến năm 2010 hoàn thiện mô hình tổ chức từ Tổng cục Hải quan đến Hải quan các cửa khẩu. Xác định rõ mô hình quản lý nhằm đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về hải quan. Mô hình tổ chức phải giải quyết được những tồn tại, vướng mắc mang tính đặc thù của Hải quan, giải quyết được những thay đổi mang tính dự báo về xu hướng phát triển của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, cũng như các loại hình xuất nhập khẩu khác trong tiến trình phát triển chung của đất nước. Để giải quyết được những tồn tại, vướng mắc mang tính đặc thù và đẩy nhanh tốc độ tin học hóa hoạt động hải quan, phải xây dựng mô hình tổ chức hải quan vùng thay cho cấp cục như hiện nay, cấp chi cục chỉ là những điểm thông quan. Nguyên tắc hoạt động của hải quan theo nguyên tắc tập trung thống nhất. Mô hình mới này thực sự mang tính cách mạng, vì vậy cần có những bước đi thích hợp, có sự chuẩn bị kỹ về cơ sở pháp lý cũng như phương pháp, lộ trình thích hợp.

Về con người, phải xây dựng lực lượng hải quan là lực lượng hoạt động có tính kỷ luật cao; thành thạo về trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo chức trách được phân công; hoạt động minh bạch, liêm chính; hiểu biết và sử dụng được ngoại ngữ phục vụ yêu cầu nhiệm vụ công tác; làm chủ được trang thiết bị hiện đại.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động hải quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 56 - 58)