Cải cách thủ tục hải quan Cải cách thủ tục hải quan

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động hải quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38 - 41)

KINH TẾ QUỐC TẾKINH TẾ QUỐC TẾ

2.2.3. Cải cách thủ tục hải quan Cải cách thủ tục hải quan

2.2.3. Cải cách thủ tục hải quan

Cải cách thủ tục hải quan là một yêu cầu tất yếu trong quá trình tự đổi mới và hội nhập của Hải quan Việt Nam. Những cải cách mạnh mẽ của ngành Hải quan sẽ góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hóa, kích thích sản xuất trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, tạo môi trường thuận lợi cho ngành du lịch và những hoạt động đối ngoại khác. Việc cải cách thủ tục hải quan được thể hiện trong việc sắp xếp lại tổ chức Hải quan cảng, áp dụng qui trình một cửa và phân luồng hàng hóa.

Hai cảng biển quốc tế Hải Phòng và Sài Gòn là những thương cảng lớn nhất của Việt Nam, có vị trị đặc biệt quan trọng về kinh tế, an ninh quốc phòng. Lưu lượng phương tiện vận tải xuất nhập cảnh ở hai cảng này thường chiếm khoảng trên 70% tổng số phương tiện xuất nhập cảnh cả nước, kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm

khoảng 40% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, số thu thuế xuất nhập khẩu và các thu thuế khác chiếm khoảng 50%. Do vị trí, tầm quan trọng của hai cảng, công tác hải quan tại hai cảng được xác định là trọng điểm chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính về hải quan. Hiện nay, hàng hóa phần lớn được đóng trong các container để bảo quản tốt hàng hóa đồng thời giảm thời gian bốc dỡ và chi phí cho chủ hàng, tuy nhiên điều này lại gây khó khăn cho Hải quan trong công tác giám sát, kiểm hóa. Vì vậy các cảng này áp dụng quy trình một cửa, một chiều để phân luồng và kiểm tra hàng hóa.

Theo quy trình mới, mọi thủ tục đều được làm trực tiếp tại Hải quan và chỉ cần nộp các giấy tờ cần thiết cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ. Các khâu tiếp theo do Hải quan xử lý theo quy trình liên hoàn, khép kín. Quy trình mới này đã giảm bớt nhiều thời gian đi lại của chủ hàng và tránh được những tiêu cực.

Theo Nghị định số 57/CP ngày 31/07/1998 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại, Tổng cục hải quan đã thực hiện phân luồng kiểm tra hàng hóa theo các tiêu chí:

- Loại hàng hóa qua cửa “Xanh”: gồm những lô hàng không có thuế hoặc có thuế suất bằng 0%, trừ hàng có các quy định quản lý chuyên ngành (gỗ, sản phẩm gỗ, …). Chủ hàng là những đơn vị hoặc cá nhân chấp hành tốt các quy định trong kinh doanh xuất nhập khẩu, không bị xử lý về hành vi buôn lậu, gian lận thương mại. Hàng đi luồng xanh được ưu tiên làm thủ tục; tỷ lệ kiểm tra thấp và được giải phóng trong thời gian 4 giờ.

- Loại hàng hóa qua cửa “Vàng”: gồm các loại hàng hóa có thuế, hàng quản lý chuyên ngành. Chủ hàng là những doanh nghiệp chấp hành tương đối tốt các quy định của pháp luật về xuất nhập khẩu, không có vị phạm pháp luật phải xử phạt hành chính trong thời hạn một năm, kể từ ngày có tờ khai đăng ký hàng xuất hoặc nhập khẩu. Hàng qua cửa vàng được kiểm tra với tỷ lệ cao và được giải phóng trong 8 giờ.

- Loại hàng hóa qua cửa “Đỏ”: gồm những lô hàng xuất nhập khẩu có hồ sơ phức tạp, có nhiều khó khăn trong việc xác định mã số. Chủ hàng là các doanh nghiệp thường xuyên vi phạm pháp luật về hải quan, bị xử phạt về hành vi buôn lậu

và trốn thuế. Những loại hàng hóa qua luồng “đỏ” phải chịu sự quản lý chặt chẽ và chỉ được giải phóng sau khi hoàn tất mọi thủ tục.

Việc phân luồng hàng hóa không chỉ áp dụng riêng cho các Chi cục Hải quan cảng, sân bay mà dần dần được áp dụng cho các loại hình hải quan cửa khẩu khác. Hiệu quả lớn nhất của các biện pháp này là giảm chi phí lưu kho lưu bãi, giải phóng hàng nhanh, phục vụ kịp thời cho sản xuất và lưu thông, số lượng hàng hóa được thông quan trong ngày đã đạt trên 90%. Đến nay có khoảng 50% doanh nghiệp được làm thủ tục ở “cửa xanh”, 45% doanh nghiệp làm thủ tục ở “cửa vàng”, chỉ còn 5% phải qua “cửa đỏ”. Các vụ vi phạm pháp luật về hải quan do đó cũng có chiều hướng giảm cả về số lượng và giá trị hàng hóa.

Sau khi áp dụng thành công việc phân luồng hàng hóa tại các sân bay quốc tế và cảng biển, Tổng cục Hải quan đã quyết định triển khai “Đề án cải cách thủ tục hải quan ở cửa khẩu” trên diện rộng, bao gồm các nội dung sau:

- Sắp xếp, bố trí lại lực lượng Hải quan cửa khẩu, khu công nghiệp, khu chế xuất…

- Thực hiện việc phân luồng hàng hóa xuất nhập khẩu để kiểm tra có trọng điểm. Đơn giản hóa những quy trình thủ tục, giấy tờ.

- Công khai các quy trình về thủ tục hải quan, các văn bản hướng dẫn giúp doanh nghiệp nẵm vững chủ trương chính sách để thực hiện và kiểm tra giám sát công tác quản lý của Hải quan.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy liên quan đến công tác quản lý hải quan cho phù hợp với chủ trương cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ.

- Bố trí lại công tác điều tra chống buôn lậu theo hướng tập trung đấu tranh với các đối tượng buôn lậu có tổ chức, có đường dây và buôn lậu trên biển.

- Thành lập kho ngoại quan trong các khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài.

- Tổ chức dịch vụ khai thuế hải quan nhằm hạn chế phiền hà, tiêu cực của cán bộ, nhân viên hải quan, giảm bớt các sai phạm do doanh nghiệp không nắm chắc thủ tục hải quan.

- Cải tiến quy trình thu thuế mới để giải phóng nhanh hàng hóa xuất nhập khẩu.

- Thực hiện phân cấp cho Hải quan cửa khẩu. Bố trí, sắp xếp lại lực lượng theo quy trình nghiệp vụ khép kín, có sự giám sát quản lý lẫn nhau.

Thực hiện Đề án cải cách thủ tục Hải quan cửa khẩu, từ đầu năm 1998, Tổng cục Hải quan tổ chức triển khai những nội dung cụ thể sau:

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động hải quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w