VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬPVIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động hải quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 32)

VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP

VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP

Trong tiến trình của lịch sử hiện đại của Việt Nam, Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam được ghi nhận như một mốc quan trọng, đánh dấu sự chuyển hướng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của nước ta phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và thực tiễn của đất nước. Đường lối đổi mới kinh tế, được đặt ra tại Đại hội VI, tiếp tục được khẳng định và hoàn thiện qua các kỳ Đại hội VII, VIII và IX của Đảng.

Nhờ đường lối đổi mới, chỉ trong một thời gian ngắn, nền kinh tế nước ta đã nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng và đạt được những thành tựu đáng kể. Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm tăng từ 3,9% giai đoạn 1986-1990 lên tới 8,2% giai đoạn 1991-1995, giai đoạn 1996-2000 là 7% và giai đoạn 2001-2005 là 7,5%. Cơ cấu ngành kinh tế đã từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sản xuất công nghiệp tăng nhanh, nông lâm nghiệp phát triển ổn định. Một số ngành công nghiệp mới như: dầu khí, điện tử, lắp ráp ô tô, xe máy được hình thành và từng bước phát triển. Nông nghiệp giải quyết được về cơ bản vấn đề lương thực và nước ta trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Từ năm 1990, nước ta đã ngăn chặn được tình trạng siêu lạm phát. Điều này đã tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Những đổi mới về chính sách kinh tế đối ngoại và ngoại thương của Việt Nam cũng đem lại những kết quả đáng kể. Trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu của

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động hải quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w