TRƯỚC YÊU CẦU HỘI NHẬPTRƯỚC YÊU CẦU HỘI NHẬP
3.2.1.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế Hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế
Thứ nhất, xây dựng và đưa vào áp dụng Biểu thuế xuất nhập khẩu phù hợp với các tiêu chuẩn thống nhất của thế giới.
Hiện nay, biểu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam còn rất nhiều điểm bất cập nên gây ra nhiều vướng mắc trong quá trình thực thi đối với các cơ quan Hải quan các cấp, tạo ra nhiều mâu thuẫn và thắc mắc, khiếu nại từ phía doanh nghiêp. Bên cạnh đó, Hệ thống biểu thuế này còn tạo ra nhiều điểm bất hợp lý khiến cho một số doanh nghiệp lợi dụng để trốn lậu thuế, một số cán bộ hải quan lợi dụng để mưu lợi… Cho nên, trong thời gian tới, Việt Nam cần nhanh chóng phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm của các nước trong khôi ASEAN để khẩn trương thống nhất được Bản Danh mục thuế quan hài hòa ASEAN (AHTN) đưa vào áp dụng làm cơ sở cho việc xây dựng các Danh mục thuế quan của từng thành viên ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng.
Ngoài ra, khi xây dựng Biểu thuế xuất nhập khẩu mới, Việt Nam cần cơ cấu lại biểu thuế để khắc phục tình trạng tỷ lệ giữa các mức thuế không hợp lý khiến cho mức thuế nhập khẩu bình quân của nước ta tính theo kim ngạch thương mại khá thấp so với các nước trong khu vực. Mặt khác, theo các cam kết của Việt Nam đối với một số tổ chức tài chính quốc tế và trong lộ trình thực hiện CEPT cũng như trong Hiệp định thương mại Việt-Mỹ, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO, các mức thuế suất trên 20% của nước ta hiện nay phải được hạ xuống ở mức 20% hoặc thấp hơn. Do vậy, để tránh các xáo trộn cũng như những ảnh hưởng bất lợi tới nguồn thu ngân sách thì việc phải cân đối, điều chỉnh cơ cấu các mức thuế suất là một việc làm cần thiết và cấp bách.
Với biểu thuế được xây dựng phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực của Công ước HS, Công ước Kyoto, Hiệp định GATT/WTO…, các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ được tiến hành thuận lợi, đáp ứng được các cam kết của Việt Nam khi gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế và tạo ra những tiền đề quan trọng cho việc thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước.
Thứ hai, sửa đổi, điều chỉnh các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Hiệp định thương mại Việt-Mỹ và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia đã mở rộng cánh cửa cho các hoạt động giao lưu thương mại giữa Việt Nam và thế giới. Các quy định pháp lý trong các văn bản này đã tạo ra nhiều sự chuyển biến về mọi mặt trong hoạt động xuất nhập khẩu. Đặc điểm nổi bật của sự chuyển biến trong việc quản lý, điều hành hoạt động xuất nhập khẩu đã tạo ra được một môi trường hoạt động thông thoáng hơn, hiệu quả hơn cho các doanh nghiẹp, các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên điều này lại là một trong các nguyên nhân chủ yếu đặt gánh nặng lên lực lượng hải quan. Các khó khăn này không chỉ tồn tại ở khối lượng hàng hóa và các nghiệp vụ chuyên môn phải giải quyết tăng lên mà còn thể hiện ở sự phức tạp và đa dạng của các loại hình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đang ngày càng diễn ra dưới nhiều hình thức và phương pháp.
Để đưa hoạt động quản lý nhà nước về hải quan vào trật tự, đem lại hiệu quả cho cả công tác quản lý của nhà nước và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thì nhà nước đã ban hành nhiều hình thức, biện pháp khác nhau từ các biện pháp khuyến khích đến áp dụng chế tài cả về hình sự và hành chính.