Công tác xây dựng văn bản pháp luật Hải quan Công tác xây dựng văn bản pháp luật Hải quan

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động hải quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 37 - 38)

KINH TẾ QUỐC TẾKINH TẾ QUỐC TẾ

2.2.2. Công tác xây dựng văn bản pháp luật Hải quan Công tác xây dựng văn bản pháp luật Hải quan

2.2.2. Công tác xây dựng văn bản pháp luật Hải quan

Thực tiễn hoạt động hải quan cho thấy, một trong những nguyên nhân gây ách tắc hàng hóa ở cửa khẩu là sự thiếu đồng bộ, chồng chéo và chưa sát với thực tế của cơ chế chính sách quản lý. Xuất phát từ thực tế này, ngành Hải quan đã tập trung rà soát, kiến nghị sửa đổi bổ sung những văn bản quy phạm pháp luật không còn phát huy tác dụng. Đồng thời, ngành Hải quan cũng phối hợp với các bộ, ngành hữu quan nghiên cứu, phát hiện, kiến nghị lên Chính phủ, Quốc hội xem xét sửa đổi các văn bản luật chuyên ngành không còn phù hợp, gây phiền hà cho hoạt động xuất nhập khẩu, gây khó khăn trở ngại cho công tác quản lý của Hải quan.

Ngày 10/06/1997, Tổng cục Hải quan ra Quyết định số 235/QĐ-TCCB thành lập Ban chỉ đạo về tổng rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về Hải quan. Giữa năm 1998, Ban chỉ đạo của Tổng cục Hải quan đã phát hiện khoảng 200 văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền ban hành về chính sách, cơ chế quản lý xuất nhập khẩu, do chồng chéo hoặc không phù hợp đã gây ách tắc, cản trở sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Trên cơ sở đó, ngày 30/07/1998, Tổ công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, hải quan được thành lập theo Quyết định số 670/QĐ-TTg. Sau nhiều vòng rà soát, Tổ công tác đã đề xuất Chính phủ một số văn bản tập trung vào các vấn đề cần tháo gỡ để tạo thuận lợi, thông thoáng hơn cho xuất nhập khẩu và làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu, tạo môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư và du lịch nước ngoài, đồng thời bảo đảm yêu cầu quản lý Nhà nước chặt chẽ, đúng chính sách, pháp luật.

Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan trước xu thế hội nhập, mở cửa, đòi hỏi có một văn bản pháp quy nhằm điều chỉnh mọi quan hệ kinh doanh xuất nhập khẩu và các hoạt động kinh tế quốc tế khác. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành Hải quan trong lĩnh vực xây dựng các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động hải quan trong giai đoạn này là việc chuẩn bị dự thảo Luật Hải quan. Trong quá trình chuẩn bị dự án Luật Hải quan, dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ, Tổng cục Hải quan đã phối hợp, xin ý kiến tham gia của các bộ, ngành, một số doanh nghiệp và tham khảo kinh nghiệm xây dựng Luật Hải quan của một số nước, tổ chức các hoạt động hội thảo, thảo luận nhằm lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo. Ngày 03/01/2001, Tổng cục Hải quan đã chuyển Bộ Tư pháp Dự án Luật Hải quan để thẩm định. Ngày 29/06/2001, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa X toàn văn Luật Hải quan đã được thông qua. Luật Hải quan ra đời là một bước hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan với mục tiêu cụ thể hóa đường lối, chính sách về xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội vào lĩnh vực công tác hải quan, nội luật hóa các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia nhằm tạo ra khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ để điều chỉnh các quan hệ kinh tế - xã hội liên quan đến hoạt động hải quan phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động hải quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w