Bảng1 Kim ngạch xuất nhập khẩu thực hiện qua các năm cải cách thủ tục hành chính Hải quan
2.2.4. Công tác thu thuế xuất nhập khẩu Công tác thu thuế xuất nhập khẩu
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thu đặc biệt, thuế VAT thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là nguồn thu quan trọng của quốc gia, nhằm cân bằng cán cân thanh tài chính của Nhà nước, bảo đảm các khoản chi quan trọng như xây dựng cơ bản, an ninh, quốc phòng, y tế, giáo dục và các khoản chi khác của ngân sách nhà nước. Trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Chính phủ và Quốc hội luôn giao chỉ tiêu thu thuế xuất nhập khẩu cho ngành Hải quan năm sau cao hơn năm trước (năm 1994 tăng gấp 1,8 lần năm1993, năm 1995 tăng gấp 1,7 lần năm1994, năm 1995 gấp 1,42 lần năm 1995...). Năm 2006, số thuế thu được khoảng 54.500 tỷ đồng, trong đó thuế XNK là khoảng 24.000 tỷ đồng và thuế VAT là 30.000 tỷ đồng.
Trong quá trình thực hiện công tác thu thuế thường xuất hiện những yếu tố khách quan, chủ quan, tác động đến nguồn thu thuế xuất nhập khẩu. Ngoài ra, cũng còn nhiều yếu tố khác tác động xấu tới việc thu thuế xuất nhập khẩu như nợ đọng thuế xuất nhập khẩu lớn và kéo dài (hàng năm có khoảng 800 - 1000 tỷ đồng nợ đọng thuế quá hạn), hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, tham nhũng, tiêu cực…
Trước tình hình trên, Tổng cục Hải quan đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành chức năng có những biện pháp điều chỉnh chỉ tiêu thu thuê xuất nhập khẩu, chính sách mặt hàng, biểu thuế, biểu giá tính thuế sát thực tế, gắn với cải cách thủ tục hành chính Hải quan, chấn chỉnh công tác quản lý vĩ mô, điều chỉnh hàng xuất nhập khẩu… để đảm bảo nguồn thu, trên cơ sở đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng cao cấp, kiềm chế nhập siêu. Cụ thể là:
Thứ nhất, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng hàm lượng công nghiệp trong hàng xuất khẩu, hạn chế xuất khẩu sản phẩm ở dạng nguyên liệu thô, nhất là những mặt hàng chủ lực (dầu thô, than đá, cao su, hạt điều, cà phê, hải sản…), nâng cao sức cạnh tranh hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước là bạn hàng có sức tiêu thụ lớn và yêu cầu sản phẩm phù hợp với khả năng sản xuất của ta.
Thứ hai, đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hóa, sản xuất ra nhiều mặt hàng để thay thế hàng nhập khẩu, vừa giải quyết việc làm, tăng tích luỹ trong nội bộ nền kinh tế, vừa hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng, kiềm chế nhập siêu ở mức cho phép.
Thứ ba, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện quyết liệt và đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ Hải quan, bảo đảm thu đúng, thu đủ cho Ngân sách Nhà nước.
Thứ tư, để thực hiện các biện pháp đôn đốc và chống nợ đọng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, ngành Hải quan đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành chức năng, với cấp uỷ, chính quyền địa phương, sử dụng các lực lượng và biện pháp đối với doanh nghiệp nợ thuế lớn, kéo dài với tinh thần kiên quyết và thận trọng.
Từ năm 1996, do kiềm chế nhập siêu và tốc độ nội địa hóa tăng nhanh, giảm mạnh nhập khẩu, nhất là nhập khẩu hàng tiêu dùng và hàng có thuế suất cao như ô tô du lịch, xe gắn máy... thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đang có chiều hướng giảm. Từ năm 1999 đến năm 2004 số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu bao gồm thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, nên số thu từ xuất nhập khẩu lớn hơn và tăng nhanh. Bảng dưới đây thể hiện cụ thể số thu hàng năm của Hải quan trong giai đoạn 1994 - 2004 và tương quan so với năm 1994.
Bảng 2. Số thu thuế hàng năm của Hải quan giai đoạn 1994 - 2004.
Năm Số thu (tỷ đồng ) So với năm 1994 (%)
1994 10.050 100 1995 13.500 135 1996 15.200 152 1997 13.500 135 1998 16.600 166 1999 23.669 236 2000 24.423 244 2001 29.381 293 2002 37.221 372 2003 39.215 392 2004 46.038 460
Nguồn: Tổng cục Hải quan.