Bảng1 Kim ngạch xuất nhập khẩu thực hiện qua các năm cải cách thủ tục hành chính Hải quan
2.2.6. Hoạt động hợp tác quốc tế của ngành Hải quan trong giai đoạn hội Hoạt động hợp tác quốc tế của ngành Hải quan trong giai đoạn hộ
2.2.6. Hoạt động hợp tác quốc tế của ngành Hải quan trong giai đoạn hội nhập
nhập
Với đòi hỏi khách quan của đất nước khi mở cửa hội nhập, Hải quan Việt Nam đã tích cực tham gia vào hoạt động hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, APEC, ASEM, WCO…
Ngày 01/7/1993, Hải quan Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hội đồng Hợp tác Hải quan quốc tế (CCC), nay là Tổ chức Hải quan thế giới (WCO). Sự kiện này đã đánh dấu thời kỳ mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế của Hải quan Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho Hải quan Việt Nam hội nhập với Hải quan các nước trong khu vực và thế giới. Thông qua WCO, Việt Nam có điều kiện tiếp cận trực tiếp các hoạt động mới nhất của cộng đồng Hải quan quốc tế, từ đó có thể chủ động xử lý tốt hơn các mối quan hệ trong hợp tác song phương và đa phương. Năm 1997, Hải quan Việt Nam đã tham gia Công ước Kyoto về Đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục Hải quan; năm 1998, tham gia Công ước Hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa gọi tắt là Công ước HS. Việc Việt Nam tham gia Công ước Kyoto đã khẳng định trước cộng đồng quốc tế về những kết quả bước đầu đã đạt được trong cải cách thủ tục Hải quan Việt Nam và cam kết sẽ tiếp tục làm cho thủ tục Hải quan của Việt Nam ngày càng
đơn giản và hài hòa theo các chuẩn mực quốc tế nhằm tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Việt Nam đã hợp tác với các cơ quan hữu quan xây dựng Chương trình hành động quốc gia (IAP) trên 14 lĩnh vực mà trong đó: Thuế quan, phi thuế quan, thủ tục Hải quan,… là những lĩnh vực liên quan đến ngành hải quan. Việt Nam đã tham gia mạnh mẽ vào hai lĩnh vực hợp tác chính là chứng nhận hợp chuẩn (SCSC) và thủ tục Hải quan (SCCP). Việt Nam đã tham gia Hội nghị Hải quan các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời Hải quan Việt Nam đang nghiên cứu nội dung hợp tác chống khủng bố do Hoa Kỳ đưa ra, gồm: sử dụng quản lý rủi ro để xác định hàng hóa có rủi ro cao ngay tại nước xuất khẩu; sử dụng các phương tiện kiểm tra tiên tiến để đảm bảo đúng mục tiêu chống khủng bố mà không làm phương hại đến chủ quyền an ninh quốc gia và hạn chế tác động tiêu cực tới xuất nhập khẩu. Hải quan Việt Nam đã thành lập nhóm làm việc tham gia Đề án “Sáng kiến an ninh Container”. Trong năm 2001, Hải quan Việt Nam đã đăng cai tổ chức thành công hai hội thảo khu vực của WCO về hai lĩnh vực nghiệp vụ mới: Hội thảo khu vực châu Á – Thái Bình Dương về Hài hòa các quy tắc xuất xứ khôn ưu đãi và Hội thảo khu vực về Đánh giá rủi ro, lập hồ sơ và xác định trọng điểm tháng 7-2001 với sự tham gia của đại diện 20 nước trong khu vực.
Trong khuôn khổ hợp tác giữa các nước trong ASEAN, Hải quan Việt Nam có những mối quan hệ chặt chẽ. Sau khi Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN (27/5/1995), Hải quan Việt Nam đã chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động của tổ chức Hải quan ASEAN. Trị giá hải quan là một trong những lĩnh vực được chú trọng hàng đầu tron hoạt động hợp tác Hải quan ASEAN. Các thành viên ASEAN hợp tác chặt chẽ xây dựng một hệ thống xác định trị giá hải quan tiên tiến trên cơ sở của Hiệp định trị giá hải quan GATT/WTO (WVA), phối hợp với Hải quan Nhật Bản hoàn thiện tài liệu tham khảo về trị giá Hải quan và kiểm toán sau thông quan cho Hải quan các nước ASEAN. Việt Nam đã từng bước thực hiện WVA thể hiện ở việc hàng năm rút ngắn dần Danh mục hàng hóa áp dụng tính thuế tối thiểu. Hải quan Việt
Nam tham gia xây dựng Chương trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), đàm phán xây dựng Danh mục biểu thuế hài hòa ASEAN, phối hợp thực hiện Chương trình hành động Hà Nội (HPA) về các vấn đề có liên quan đến Hải quan.
Từ tháng 3/1996, Hải quan Việt Nam tham gia Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM) với tư cách là một thành viên sáng lập. ASEM ra đời nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai châu lục bao gồm 26 quốc gia thành viên sáng lập (các nước ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc cùng 15 nước thuộc Liên minh châu Âu). Đến nay, số lượng quốc gia tham gia ASEM đã lên tới 36 nước. Hải quan Việt Nam đã tham gia xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục các rào cản thương mại, phối hợp hành động, tạo điều kiện cho đầu tư (IPAP), Chương trình hợp tác ASEM về kiểm soát và triển khai 13 mục tiêu của Kế hoạch hành động thuận lợi hóa thương mại (TFAP), xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục các rào cản thương mại trong ASEM, xây dựng và thực hiện các mục tiêu hợp tác trong chương trình TFAP, góp ý kiến vào các sáng kiến về thủ tục Hải quan phi giấy tờ, thực hiện Hiệp định trị giá GATT/WTO (WVA), đơn giản và hài hòa thủ tục Hải quan theo Công ước Kyoto sửa đổi, phối hợp hành động tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư tại các nước.
Ngày 29/12/2003, Hải quan Việt Nam bắt đầu thực hiện việc xác định trị giá Hải quan theo Hiệp định trị giá WVA của Tổ chức Thương mại Thế giới. Cho đến nay, Hải quan Việt Nam đã triển khai áp dụng phương pháp xác định trị giá Hải quan theo WVA đối với hàng hóa đến từ 51 quốc gia trên thế giới và đang phối hợp với Hải quan các nước thực hiện Hiệp định về bảo hộ Quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS).
Trong quá trình hội nhập một cách toàn diện vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Hải quan Việt Nam có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ các cam kết trong khuôn khổ Khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA), tiến tới bãi bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan trong ASEAN, Diễn đàn kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Cùng với việc tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam đồng thời tăng cường mở rộng quan hệ hải quan với các nước trong khu vực, các
nước láng giềng, các bạn hàng có quan hệ thương mại với Việt Nam. Thông qua việc mở rộng quan hệ quốc tế nhiều chiều, nhiều lĩnh vực, theo hướng “đa phương hóa, đa dạng hóa” và “muốn làm bạn với tất cả các nước” của Đảng và Nhà nước, hoạt động đối ngoại của Hải quan Việt Nam trong giai đoạn đổi mới đã có nhiều chuyển biến tích cực, vừa mở rộng được quan hệ hợp tác với các nước vừa bảo vệ được chủ quyền kinh tế, tạo điều kiện đề ngành hải quan tiếp xúc, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao nghiệp vụ của mình.