TRÌNH HỘI NHẬPTRÌNH HỘI NHẬP

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động hải quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 35)

KINH TẾ QUỐC TẾKINH TẾ QUỐC TẾ

TRÌNH HỘI NHẬPTRÌNH HỘI NHẬP

TRÌNH HỘI NHẬP

Từ cuối những năm 80 - đầu những năm 90, đặc biệt là sau khi đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, Trung Quốc, các nước EU và ASEAN, Việt Nam hoàn toàn thoát khỏi thế bị bao vây, cô lập. Quan hệ đối ngoại, đặc biệt là quan hệ kinh tế, thương mại giữa nước ta và các nước trên thế giới phát triển một cách nhanh chóng. Trước tình hình đó và theo chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, lực lượng Hải quan Việt Nam phải thực hiện quá trình tự đổi mới cải cách cho phù hợp với xu thế hội nhập.

Sự tăng trưởng của kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu đồng nghĩa với sự gia tăng của khối lượng công việc của Hải quan. Ngày 20/01/1990, Pháp lệnh Hải quan được Hội đồng Nhà nước thông qua và có hiệu lực ngày 01/05/1990. Nội dung cơ bản của Pháp lệnh quy định chế độ quản lý Nhà nước về Hải quan nhằm “đảm bảo thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển quan hệ kinh tế, văn hóa với nước ngoài, góp phần tăng cường sự giao lưu và hợp tác quốc tế, bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia”. Sự ra đời của Pháp lệnh Hải quan năm 1990 đánh dấu một giai

đoạn phát triển quan trọng về chất của ngành Hải quan Việt Nam cả về quy mô, phương thức và hiệu quả hoạt động của ngành.Với Nghị quyết 38/CP của Chính phủ (04/05/1994) về cải cách thủ tục hành chính Nhà nước và Chỉ thị 1121/TCHQ-VP của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, ngành Hải quan đã bắt tay vào công cuộc đổi mới bản thân mình.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động hải quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w