Áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động hải quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 41 - 43)

KINH TẾ QUỐC TẾKINH TẾ QUỐC TẾ

2.2.3.1. Áp dụng phương pháp quản lý hải quan hiện đại.

Cùng với tiến trình của công cuộc đổi mới, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng tăng nhanh. Phương pháp quản lý hải quan truyền thống (bằng cách mở kiểm tra) đã hạn chế quá trình thông quan hàng hóa qua cửa khẩu, gây ùn tắc và là nguồn gốc phát sinh tiêu cực phiền hà. Từ năm 1998, Tổng cục Hải quan đã từng bước áp dụng phương pháp quản lý rủi ro - một phương pháp quản lý hải quan hiện đại, được hầu hết Hải quan các nước trên thế giới và trong khu vực áp dụng. Việc áp dụng phương pháp quản lý hiện đại này được thể hiện trong hai hoạt động là: Cải tiến quy trình thu thuế và công tác kiểm tra sau thông quan.

Thứ nhất, về cải tiến quy trình thu thuế:

Sau việc áp dụng quy trình thủ tục hải quan “một cửa” và phân luồng thông quan hàng hóa, từ ngày 01/01/1999 ngành Hải quan cho áp dụng quy trình thu thuế mới đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Trước đây, khi làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu, doanh nghiệp phải khai báo về số lượng, chủng loại, tính chất hàng hóa vào tờ khai hải quan, còn các khâu tiếp nhận tờ khai, kiểm tra hàng hóa, tính thuế và thu thuế đều do cơ quan Hải quan thực hiện. Hàng hóa chỉ được giải phóng sau khi đã được tính thuế và ra thông báo thuế.

Quy trình thu thuế mới của Tổng cục Hải quan có những thay đổi về cơ bản. Cụ thể: doanh nghiệp tự khai báo, kê khai hàng hóa, tự áp mã, áp thuế suất, tự tính thuế theo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Bộ phận giám sát quản lý của Hải quan tiếp nhận đăng ký tờ khai, phân loại hàng hóa theo các luồng, sau đó ra thông báo thuế theo kết quả tự tính của doanh nghiệp, đồng thời kiểm hóa, ghi kết quả kiểm

hóa và giải phóng hàng ngay khi doanh nghiệp đã nộp xong thuế (đối với trường hợp phải nộp thuế ngay) hoặc ký nhận thông báo thuế (đối với hàng được ân hạn nộp thuế). Cuối cùng bộ phận kiểm tra thu thuế sẽ kiểm tra khai báo của doanh nghiệp và căn cứ kết quả kiểm hóa để điều chỉnh lại số thuế phải nộp, xử lý vi phạm về thuế và xác định hồ sơ phải kiểm tra sau thông quan.

Như vậy, quy trình thu thuế xuất nhập khẩu mới tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Chủ hàng tự tính thuế nên biết trước số thuế phải nộp và có điều kiện rút ngắn được thời gian thông quan hàng hóa. Đồng thời, chủ hàng cũng phải gắn trách nhiệm với lô hàng và nghĩa vụ nộp thuế của mình.

Tuy nhiên, thực hiện quy trình mới, Hải quan sẽ chịu nhiều rủi ro nếu không có biện pháp quản lý sau khi đã giải phóng hàng. Nhằm ngăn chặn và xử lý những hành động lợi dụng sự thông thoáng của quy trình thu thuế mới để gian lận thương mại, Tổng cục Hải quan đã từng bước tổ chức và tiến hành công tác kiểm tra sau thông quan.

Thứ hai, về công tác kiểm tra sau thông quan:

Công tác kiểm tra sau thông quan là kiểm tra các chứng từ thương mại, chứng từ sổ sách kế toán, sau khi hàng đã được thông quan, để thẩm định lại mức độ chính xác của các thông tin về các lô hàng, do chủ hàng khai báo trước đó.

Ngày 28/12/2001, Tổng cục Hải quan ra quyết định 1558/2001/QĐ-TCHQ ban hành quy định tạm thời về nội dung và phương pháp kiểm tra sau thong quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Ngày 31/12/2001, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 102/2001/NĐ-CP quy định chi tiết về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Ngay sau khi có Nghị định 102 của Chính phủ, trong vòng 10 tháng, từ tháng 01/2002 đến tháng 10/2002, các lực lượng kiểm tra sau thông quan đã tiến hành 9 cuộc kiểm tra tại các doanh nghiệp. Qua phúc tập hơn 704.000 bộ hồ sơ, đã phát hiện 1.031 bộ cần phải xử lý, tổng số thuế phải truy thu từ các vụ này là 47,2 tỷ đồng. Kết quả này cho thấy vai trò và tầm quan trọng của công tác kiểm tra sau thông quan. Tháng 5/2003, Cục Kiểm tra sau thông quan được thành lập. Trong 2 năm 2003-2004, Cục Kiểm tra sau thông quan vừa triển khai công tác nghiệp vụ, xây

dựng các văn bản pháp quy và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ, vừa xây dựng và ổn định tổ chức của đơn vị và các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

Kết quả trong năm 2003, lực lượng kiểm tra sau thông quan của toàn ngành đã thực hiện 25 quyết định kiểm tra lại các doanh nghiệp, và đã truy thu trên 19 tỷ đồng tiền thuế. Năm 2004, lập biên bản truy thu thuế hơn 26 tỷ đồng, kiến nghị truy thu hơn 20 tỷ đồng, truy thu qua phúc tập hồ sơ 52 tỷ đồng. Tổng số cuộc kiểm tra sau thông quan là 513 cuộc, trong đó: Tại trụ sở cơ quan hải quan là 484 cuộc bằng 133% so với cùng kỳ năm 2005; tại trụ sở doanh nghiệp 29 cuộc bằng 290% so với cùng kỳ năm trước. Số tiền phải truy thu khoảng 79 tỷ đồng, bằng 220% so với năm 2005. Số tiền đã truy thu khoảng 57 tỷ đồng, bằng 170% so với cả năm 2005.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động hải quan trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w