Bảng1 Kim ngạch xuất nhập khẩu thực hiện qua các năm cải cách thủ tục hành chính Hải quan
2.2.5.2. Bước đầu hiện đại hóa Hải quan
Bước vào đầu thế kỷ 21, sau những cuộc cải cách mạnh mẽ trong những năm 90 của thế kỷ trước và việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào công tác nghiêp vụ, ngành Hải quan Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước và tác động tích cực tới tiến trình hộ nhập kinh tế của Việt Nam với khu vực và thế giới. Hàng hóa xuất nhập khẩu được thông quan nhanh chóng và thuân tiện hơn.
Quy trình thủ tục hải quan, sau những cải cách trong những năm 90 tuy đã có những chuyển biến theo hướng đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, nhưng nhìn chung vẫn dựa vào phương pháp thủ công truyền thống, chưa phù hợp vớ các chuẩn mực quốc tế. Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được những yêu cầu của tình hình mới. Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của ngành chưa đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của công tác nghiệp vụ trong tình hình mới.
Điều này đặt ra cho ngành Hải quan những thách thức không nhỏ trong giai đoạn hội nhâp. Năm 2006, Việt Nam phải triển khai thực hiện toàn diện các cam kết
quốc tế liên quan đến Hải quan để hội nhập kinh tế với thế giới như Công ước Kyoto sửa đổi, Hiệp định giá trị GATT, Công ước HS, Hiệp định liên quan đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa (TRIPs). Điều này buộc ngành Hải quan Việt Nam phải đẩy mạnh cải cách, phát triển và hiện đại hóa nhằm bảo đảm sự tương thích, phù hợp với những chuẩn mực của Hải quan các nước trong khu vực và thế giới.
Đáp ứng những đòi hỏi khách quan trên, Tổng cục Hải quan đã triển khai thực hiện chiến lược phát triển ngành Hải quan đến năm 2010. Trong quá trình xây dựng kế hoạch hiện đại hóa, Tổng cục Hải quan đã cử các đoàn đi khảo sát học tập kinh nghiệm của Hải quan một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc,… Ngày 26/3/2004, Tổng cục Hải quan ban hành “Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2004-2006”. Kế hoạch cải cách Hải quan giai đoạn 2004-2006 gồm 5 chương trình:
1. Cải cách thể chế.
2. Hiện đại hóa công nghệ thông tin và trang thiết bị phương tiện nghiệp vụ Hải quan.
3. Cải cách tổ chức bộ máy.
4. Chuẩn hóa cán bộ và đào tạo - bồi dưỡng nghiệp vụ Hải quan. 5. Đầu tư xây dựng cơ bản.
Những chương trình cải cách đều nhằm mục tiêu:
Một là, hoàn thành việc chuyển đổi các hoạt động nghiệp vụ Hải quan theo chuẩn mực Hải quan hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về Hải quan, tạo tiền đề tiếp tục cải cách, hiện đại hóa Hải quan theo mục tiêu chiến lược đến năm 2010.
Hai là, hoàn thành tự động hóa thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu. Thực hiện thí điểm tự động hóa thủ tục Hải quan đối với hàng nhập khẩu.
Ba là, bước đầu xây dựng hạ tầng cơ sở và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong một số hoạt động nghiệp vụ và quản lý.
Để thực hiên mục tiêu tổng quát đến năm 2010 và các mục tiêu cải cách đến năm 2010, Tổng cục Hải quan đã đề ra phương châm hoạt động của ngành là: “Thuận lợi - Tận tụy - Chính xác”.
Từ năm 2004, cả 5 chương trình cải cách của ngành đều đã được triển khai thực hiện và đem lại những kết quả tích cực. Cụ thể đã tiến hành rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản liên quan đến hoạt động hải quan, thực hiện cải cách thủ tục hải quan, kế hoạch trang bị camera, máy soi cho các chi cục Hải quan, phương tiện kỹ thuật.
Với việc đề ra “Kế hoạch triển khai hiện đại hóa quản lý Hải quan đến năm 2010” và ban hành “Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2004-2006”, ngành Hải quan đã bước vào một giai đoạn mới, phát triển cao hơn.