CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM.

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại BIC (Trang 25 - 28)

dụng cách tính phí này. Số tiền bồi thường = Giá trị tổn thất thực tế . Phí bảo hiểm đã đóng

Phí bảo hiểm lẽ ra phải đóng

3. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM. BẢO HIỂM.

3.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh bảo hiểm.

Kết quả kinh doanh của một nghiệp vụ bảo hiểm, một loại hình bảo hiểm và cả doanh nghiệp được phản ánh ở hai chỉ tiêu chủ yếu: Doanh thu và Lợi nhuận.

Doanh thu của doanh nghiệp bảo hiểm phản ánh tổng hợp kết quả kinh doanh trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm. Nó là chỉ tiêu để tính toán và phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp bảo hiểm.

Chi phí của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền doanh nghiệp chi ra trong kỳ phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh trong vòng một năm.

Qua 2 chi tiêu trên ta xác định được lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong năm. Có 2 chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập cá nhân

Các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận cũng có thể tính riêng cho từng nghiệp vụ. Nhưng khi tính toán cần chú ý: các khoản thu, chi nào có liên quan trực tiếp đến nghiệp vụ thì tính cho nghiệp vụ đó còn chi phí quản lý thì được phân bổ theo tỷ lệ doanh thu phí của nghiệp vụ so với tổng doanh thu phí bảo hiểm nói chung.

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm là thước đo sự phát triển của bản thân doanh nghiệp và phản ánh trình độ sử dụng chi phí trong việc tạo ra những kết quả kinh doanh nhất định, nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh chỉ có thể được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa kết quả với chi phí. Nếu lấy mỗi chỉ tiêu mỗi chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh so với một chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh ta được một chỉ tiêu hiệu quả. Khi đánh giá tốc độ phát triển của doanh nghiệp bảo hiểm có thể dùng nhiều chỉ tiêu: tốc độ tăng doanh thu, tốc độ tăng lợi nhuận… nhưng đó là những chỉ tiêu “bề nổi”.

Các chỉ tiêu “bề sâu” phải là các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế. Bởi vì tốc độ tăng doanh thu hay lợi nhuận chỉ nói lên động thái của kết quả kinh doanh, chứ chưa đề cập đến chi phí kinh doanh. Nếu chi phí tăng nhanh và sử dụng lãng phí thì về lâu dài thì tốc độ tăng đó sẽ không có ý nghĩa và hoàn toàn không có hiệu quả.

a) Nếu đứng trên góc độ kinh tế: thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm được đo bằng.

D Hd = C hoặc L He = C

Trong đó: Hd : Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tính theo doanh thu . He: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tính theo lợi nhuận. D: Doanh thu trong kỳ.

L: Lợi nhuận thu được trong kỳ. C: Tổng chi phí chi ra trong kỳ.

Chỉ tiêu này cho cho biết: cứ một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc lợi nhuận cho doanh nghiệp.

b) Nếu đứng trên góc độ xã hội: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm được thể hiện ở chi tiêu sau:

KTGHx = Hx = CBH hoặc KBT Hx = CBH

Trong đó: Hx : Hiệu quả xã hội của công ty bảo hiểm.

CBH : Tổng chi phí cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong kỳ. KBT: Số khách hàng tham gia bảo hiểm trong kỳ.

KBT: Số khách hàng được bồi thường trong kỳ.

Chỉ tiêu này cho biết: cứ một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ đã thu hút được bao nhiêu khách hàng hay đã góp phần giải quyết hậu quả cho bao nhiêu khách hàng khi gặp rủi ro.

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại BIC (Trang 25 - 28)