KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT.

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại BIC (Trang 83 - 87)

CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT.

3.1.Đối với cơ quan Nhà nước.

Thứ nhất, các cơ quan chức năng cần sớm già soát, hoàn thiện hành lang pháp lý để thị trường bảo hiểm vận hành theo chuẩn mực quốc tế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Các cơ quan chức năng cần yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới thực hiện nghiêm chỉnh các qui định của luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản pháp luật có liên quan để góp phần làm lành mạnh hóa môi trường bảo hiểm trong nước. Thực hiện kiểm soát, kiểm toán nội bộ nhằm phòng chống các biểu hiện tiêu cực trong quá trình hoạt động.

Thứ hai, đồng thời các cơ quan quản lý Nhà nước cần theo sát diến biến của thị trường, tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng chính đáng đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Khi xử lý các hành vi này cũng cần đảm bảo nguyên tắc thận trọng, khách quan, đúng người đúng việc để không xử lý một cá nhân, một doanh nghiệp mà ảnh hưởng không đáng có đến các doanh nghiệp làm ăn trung thực khác trên thị trường. Vì thị trường bảo hiểm rất nhạy cảm việc kinh doanh bảo hiểm dựa trên uy tín của doanh nghiệp bảo hiểm. Nhà nước cần phải đưa ra các chế tài xử phạt một cách cụ thể rõ ràng và có cơ sở pháp lý đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật và có những biện pháp cưỡng chế đối với tổ chức, cá nhân thuộc diện tham gia bảo hiểm bắt buộc nhưng không chụi tham gia.

nước ngoài cùng tham gia chia sẻ thị trườn bảo hiểm phi nhân thọ đối với các dịch vụ bảo hiểm bắt buộc theo cam kết của WTO trong đó có bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt. Các cơ quan chức năng cần xây dựng các qui tắc về quản lý ngành, vừa đảm bảo theo đúng thông lệ quốc tế vừa phải bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trong nước.

Thứ tư, tích cực tuyên truyền về sự cần thiết tham gia bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hỏa hoạn nói riêng. . Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí…chỉ ra hậu quả to lớn của hỏa hoạn. Ngoài ra cần có biện pháp giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật. Việc này đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều cấp, ngành và được thực hiện trong một quá trình dài, thống nhất. Nhà nước có nhiệm vụ đảm bảo sự phối kết hợp của các cơ quan đó.

3.2. Đối với hiệp hội bảo hiểm Việt Nam.

Hiệp hội bảo hiểm là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Mục đích của Hiệp hội là đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên, liên kết, hỗ trợ, tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp hội viên trong hiệp hội bảo hiểm Việt Nam tránh cạnh tranh không lành mạnh. Với vai trò quan trọng như vậy trong thời gian tới hiệp hội cần có biện pháp.

Thứ nhất, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp tránh những kẽ hở để kẻ gian có thể thực hiện được ý đồ trục lợi. Làm được việc này thì hiệp hội thường xuyên xây dựng và đưa ra quy tắc hợp tác chống cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường. Qui tắc ứng xử giữa các doanh nghiệp hội viên, những văn bản thỏa thuận hợp tác về nghiệp vụ bảo hiểm. Hiệp hội cũng cần tuyên truyền để các công ty bảo hiểm mới ra đời hay mới triển khai nghiệp vụ này cùng đảm bảo thống nhất toàn hệ thống các nhà bảo hiểm. Mục đích cuối

cùng của hành động này chỉ nhằm đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp trên thị trường cũng như là sự an tâm của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo đúng cam kết mà doanh nghiệp đưa ra.

Thứ hai, hiệp hội cần tăng cường hơn nữa hoạt động của mình để nâng cao chất lượng kế hoạch hợp tác và có chương trình hành động chung thiết thực. Phối hợp với Bộ tài chính và các hội viên để có những phương án, biện pháp phát triển thị trường bảo hiểm hỏa hoạn mang tính chất đồng bộ, thống nhất cùng nhau thực hiện.

Thứ ba, thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi kinh nghiệm trong công tác đề phòng và hạn chế tổn thất giữa các doanh nghiệp. Thông qua đây các doanh nghiệp sẽ thấy được những mặt còn hạn chế trong trong hoạt động này từ đó có các biện pháp khắc phục. Bên cạnh đó cần mời chuyên gia nước ngoài đến để truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho cán bộ các doanh nghiệp để họ được học hỏi, nâng cao khả năng trình độ chuyên môn và các kỹ năng hỗ trợ khác trong quá trình khai thác.

3.3. Đối với hoạt động công ty.

Tự hoàn thiện và nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, thái độ phục vụ khách hàng cũng như phải năng động, linh hoạt hơn nữa trong việc phối hợp với các chi nhánh của BIDV. Tiếp tục đào tạo cán bộ dưới hình thức: đào tạo trong nước, cử đi học nước ngoài để nâng cao chất lượng nhân lực. Đồng thời, cần có biện pháp để tham gia sâu hơn, mạnh hơn vào thị trường bảo hiểm, đặc biệt mở rộng đối tượng khách hàng, các dự án không có quan hệ tín dụng với BIDV từ đó quảng bá tốt hơn hình ảnh của BIC.

Giảm chi phí khai thác trong nghiệp vụ . Trong nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt có qui trình khai thác chặt chẽ, do đó cần phải cân

đối cân đối các chi phí trong công tác đánh giá rủi ro, đề phòng hạn chế tổn thất, giám định bồi thường phù hợp với từng giai đoạn để tránh chi vượt thu.

Phát triển và đổi mới sản phẩm trong thời gian tới. Vì dịch vụ bảo hiểm nói chung và dịch vụ bảo hiểm hỏa hoạn nói riêng là sản phẩm có nhu cầu thụ động. Với điều kiện thị trường hiện nay thì với sản phẩm chỉ có tính chất thuần tùy là bảo hiểm thì không hấp dẫn được khách hàng. Vì vậy, công ty phải thường xuyên mở rộng các điều khoản, qui tắc bảo hiểm phải luôn kịp thời được cập nhật bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế.

Áp dụng hệ thống cảnh báo rủi ro đối với thị trường bảo hiểm và thị trường tài chính. Đồng thời, thực hiện tốt công tác tuyên truyền quảng cáo để nâng cao hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp. Vì sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vô hình nên khách hàng có xu hướng đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua ấn tượng về doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm tương đối giống nhau và có nội dung phức tạp như lĩnh vực bảo hiểm thì ấn tượng về doanh nghiệp sẽ là cơ sở để khách hàng quyết định lựa chọn doanh nghiệp tham gia bảo hiểm.

KẾT LUẬN

Sau ba năm đi vào hoạt động với tên gọi mới, BIC đã dần khẳng định được hình ảnh, uy tín của mình trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Có được kết quả này là do BIC không ngừng đổi mới và tự hoàn thiện mình trên con đường phát triển.

Mặc dù trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt còn gặp nhiều khó khăn nhưng kết quả mà BIC có được trong 3 năm vừa qua trong nghiệp vụ này là rất đáng tự hào và vẫn còn nhiều khoảng trống để phát triển. Với nền móng vững chắc là thành viên của BIDV, lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược và năng lực quản lý cao, đội ngũ cán bộ nhiệt tình,

tâm huyết chúng ta có niềm tin mạnh mẽ vào khả năng vượt qua thử thách cạnh tranh khác nghiệt, xây dựng và phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt của BIC đạt tốc độ tăng trưởng cao và hiệu quả hàng đầu trong toàn thị trường bảo hiểm.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo công ty cùng các anh chị phòng kinh doanh khu vực Đống Đa và cô giáo Nguyễn Thị Lệ Huyền đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại BIC (Trang 83 - 87)