THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI BIC.

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại BIC (Trang 69 - 73)

HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI BIC.

Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm Việt Nam năm qua đã có một bước tăng trưởng khả quan. Là một trong những nghiệp vụ mũi nhọn của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm, bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt năm qua tăng khá, đóng góp đáng kể vào mức tăng toàn thị trường nói chung và của BIC nói riêng. Và những thuận lợi chủ yếu giúp BIC có được thành công trong nghiệp vụ này phải kể đến.

Thứ nhất môi trường pháp lý đã có nhiều thay đổi. Nhiều chính sách chế độ quản lý của cơ quan Nhà nước chức năng được ban hành có tác động tích cực tới thị trường. Môi trường pháp lý thuận lợi đó đã thúc đẩy thị trường bảo hiểm xe hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt tăng trưởng lâu dài. Cụ thể: thông tư 82/TCLN ban hành ngày 31/12/1991 có qui định “ Nhà nước không cho phép ghi giảm vốn ở trường hợp tài sản bị tổn thất do những rủi ro mà công ty bảo hiểm trong nước đã tiến hành triển khai ”. Như vậy để bảo vệ hoạt động của doanh nghiệp trước những nguy cơ, trong đó hỏa hoạn thì biện pháp tối ưu, hiệu quả nhất đó là mua bảo hiểm. Hơn nữa, trong loại hình bảo hiểm bắt buộc có bảo hiểm hỏa hoạn điều này được ghi rõ tại mục 2 điều 8 của luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000. Và trong điều 9 của luật PCCC năm 2001 cũng qui định những doanh nghiệp phải mua bảo hiểm hỏa hoạn. Trong thời gian vừa qua bảo hiểm hỏa hoạn đã nhận được sự hỗ trợ về mặt pháp lý từ phía Nhà nước: thông qua nghị định 130/2006/NĐ-CP năm 2006 của Chính phủ qui định về chế độ bảo hiểm hỏa hoạn nổ bắt buộc và quyết định 28//2007/QĐ-BTC năm 2007 qui định về biểu phí bảo hiểm hỏa hoạn bắt buộc. Với hiệu lực của 2 văn bản pháp luật này ngoài việc tạo ra một tiềm năng khai thác bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt to lớn đối với BIC còn góp phần lành mạnh hóa thị trường bảo hiểm hỏa hoạn, với định hướng tăng cường năng lực và chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, xóa bỏ dần cạnh tranh dưới hình thức giảm phí vô tội vạ.

Thứ hai dấu hiệu khởi sắc của môi trường đầu tư nước ngoài, sự hình thành và phát triển của các Tổng công ty Nhà nước cũng như sự lớn mạnh về qui mô hoạt động và năng lực cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp tư nhân theo hướng không ngừng minh bạch hóa về quản lý tài chính, cắt giảm chi phí cùng với trình độ nhận thức về bảo hiểm của nhiều tầng lớp dân cư đã được cải thiện đáng kể sẽ là những tiền đề quan trọng để bảo hiểm hỏa hoạn phát triển.

Thứ ba với thế mạnh là một công ty bảo hiểm của BIDV ,cùng đội ngũ cán bộ đã có nhiều kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Vì vậy ngoài kênh bán hàng truyền thống BIC còn thúc đẩy mạnh mẽ kênh bán hàng Bancassurance trên toàn bộ hệ thống BIDV và nhiều ngân hàng khác. BIC đã tận dụng tối đa lợi thế quy mô hoạt động và mạng lưới BIDV dựa vào nền tảng khách hàng do BIDV giới thiệu. Đây là một lợi thế của công ty so với các doanh nghiệp bảo hiểm khác. Khách hàng thường đến ngân hàng vay vốn chủ yếu cho cho các dự án, công trình hay mua sắm trang thiết bị để mở rộng sản xuất… với số tiền bảo hiểm rất lớn. Những tài sản này đều thuộc đối tượng bảo hiểm nên đã được BIC khai thác triệt để.

Thứ tư bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt đã được triển khai ngay từ khi công ty mới thành lập với tên gọi là Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt - Úc. Khi BIDV mua lại cổ phần của QBE trong liên doanh thì tiếp tục phát triển nghiệp vụ này trở thành sản phẩm truyền thống với doanh thu tương đối cao. Trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm của Liên doanh nên nghiệp vụ này có nhiều điệu kiện để ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn về kỹ thuật.

1.2. Khó khăn.

Có được kết quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt tương đối tốt như hiện nay thì BIC cũng phải đương đầu với những khó khăn.

Thứ nhất cơn bão tài chính bắt đầu từ những tháng cuối năm 2007 này đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của tất cả các nước trên thế giới bị

chững lại, suy thoái và nhiều nước trước đây có tốc độ tăng trưởng khá thì nay đã phải điều chỉnh tốc độ tăng trưởng giảm đi, trong đó có Việt Nam. Đây là vấn đề mấu chốt nhất có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tài chính nói chung và thị trường bảo hiểm Việt Nam nói riêng. Kinh tế - xã hội nước ta năm 2008 có nhiều biến động: Giá dầu thô, lương thực, thực phẩm nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước, lạm phát gia tăng. Trước tình hình trên Chính phủ đã đề ra 8 nhóm giải pháp trong đó có thắt chặt tiền tệ, kìm chế tăng giá, tiết giảm đầu tư và tiết kiệm. Những yếu tố trên đã ảnh hưởng lớn tới ngành bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt nói riêng.

Thứ hai trong điều kiện môi trường ngành hướng tới thị trường mở với sự hoạt động năng động của một số công ty bảo hiểm mới. Thách thức cơ bản mà BIC phải đối mặt trong lĩnh vực này là từ sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ chính là Bảo Việt, Bảo Minh và Pjico về phương thức tiếp cận khách hàng, cơ chế tài chính. Theo cam kết WTO thì kể từ ngày 1/1/2008, doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn nước ngoài được kinh doanh bảo hiểm bắt buộc và Việt Nam cũng cho phép thành lập chi nhánh của các công ty bảo hiểm nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập WTO đối với dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ…Sự tham gia này sẽ tạo sức ép cạnh tranh lớn với các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước cũng như BIC. Hiện nay trên thị trường có nhiều doanh nghiệp sử dụng công cụ cạnh tranh hạ phí để giành giật khách hàng chiếm lĩnh thị phần. Tỷ lệ phí bảo hiểm cho các đơn bảo hiểm tài sản vẫn tiếp tục giảm mạnh. Vấn đề càng trở nên đáng báo động khi tình trạng hạ phí không chỉ xảy ra đối với các rủi ro tốt mà ngay cả đối với các rủi ro có độ nguy hiểm cao như da giầy, may mặc. Bên cạnh việc hạ phí thì điều kiện điều khoản bảo hiểm cũng tiếp tục mở rộng. Những vấn đề tồn tại cơ bản của thị trường bảo

hiểm hỏa hoạn Việt Nam thời gian vừa qua đã tiếp tục tạo những khó khăn cho chính các công ty trên thị trường, trong đó có BIC khi thu xếp tái bảo hiểm với thị trường quốc tế.

Thứ ba ý thức về việc mua bảo hiểm hỏa hoạn nổ không chỉ với nhiều doanh nghiệp mà cả với người dân chưa cao, chủ yếu là do người dân chưa quen với việc bảo hiểm tài sản. Nhiều doanh nghiệp mặc dù có lợi nhuận rất cao nhưng họ cũng không muốn tham gia bảo hiểm, họ không coi đây là một khoản chi phí bắt buộc mà xem là một chi phí có thể tiết kiệm. Vì thế ngay cả khi Nhà nước quy định những cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ hỏa hoạn, nổ cao phải mua bảo hiểm hỏa hoạn thì những doanh nghiệp này tìm mọi cách trốn tránh. Hiện nay cả nước có khoảng 60.000 doanh nghiệp nhưng mới chỉ có 10% các doanh nghiệp mua bảo hiểm hỏa hoạn, nên đây đâng là một thị trường hết sức rộng lớn chưa được khai thác. Do vậy mà doanh nghiệp bảo hiểm cần có chiến lược tuyên truyền thật rộng rãi để doanh nghiệp và người dân nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thân của bảo hiểm để thay đổi thói quen “ tự chịu rủi ro” từ bao đời nay.

Thứ tư khả năng cạnh tranh cũng như khả năng nhận tái bảo hiểm đối với các dịch vụ bảo hiểm lớn bị suy giảm kể từ khi tách khỏi QBE. Vì vậy trong thời gian đầu hoạt động BIC đã phải tái đi phần lớn số phí bảo hiểm làm cho hiệu quả kinh doanh chưa tương xứng với tiềm lực. Do sự thay đổi này cũng đã làm nhiều cán bộ chuyển sang công ty khác vì vậy mà kéo theo cả lượng khách hàng cũ không tái tục tại BIC. Sự mất đi khách hàng đã ảnh hưởng đến doanh thu của nghiệp vụ và của toàn công ty.

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại BIC (Trang 69 - 73)