Hoạt động tái bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại BIC (Trang 65 - 69)

2. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ RỦI RO ĐẶC BIỆT.

2.4.Hoạt động tái bảo hiểm.

Bảo hiểm là hoạt động chuyển giao rủi ro của khách hàng cho công ty bảo hiểm. Khi chấp nhận rủi ro, công ty bảo hiểm thực sự ở vào vị trí của người được bảo hiểm với hàng loạt điều không chắc chắn liên quan đến rủi ro. Như vậy không có gì ngạc nhiên khi chính công ty bảo hiểm đi tìm sự bảo vệ cho mình. Hay nói cách khác, công ty bảo hiểm bảo hiểm rủi ro một lần nữa. Đây gọi là tái bảo hiểm. Như vậy tái bảo hiểm sẽ giúp công ty an toàn, ổn định, nâng cao năng lực chấp nhận bảo hiểm, tránh khỏi thảm họa lớn, tránh tác động của rủi ro vào một nền kinh tế. Có hai hình thức tái bảo hiểm đó là tái bảo hiểm theo tỷ lệ và tái bảo hiểm phi tỷ lệ. Thông thường ở BIC áp dụng phương thức tái bảo hiểm mức dôi. Tức là BIC sẽ giữ lại một số tiền nhất định cho tất cả hợp đồng, phần vượt quá sẽ được tái đi cho công ty nhận tái bảo hiểm.

Kết quả của hoạt động tái bảo hiểm ở BIC trong vòng 3 năm qua được thể hiện qua bảng số liệu sau.

Bảng 14: Doanh thu tái bảo hiểm của nghiệp bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt ở BIC 2006 - 2008

Năm DT phí BH gốc (trđ) Phí nhận tái (trđ) Phí nhượng (trđ) Phí giữ lại (trđ) Tỷ lệ tái đi (%) (1) (2) (3) (4) (5)=(2)-(4) (6)=(4)/(2) 2006 4.763 61 2.671 1.951 56,07 2007 15.138 394 11.652 1.724 77 2008 25.939 516 20.751 5.188 80

(Nguồn: Phòng tái bảo hiểm BIC)

Nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt khi rủi ro xảy ra sẽ mang tính chất thảm hỏa và tổn thất là khôn lường. Do vậy để đảm bảo an toàn, các rủi ro đều được phân bổ cho các công ty nhận tái bảo hiểm chuyên nghiệp. Ngoài ra để tăng doanh thu phí của nghiệp vụ BIC cũng tham gia nhận tái từ hợp đồng lớn của các công ty khác. Qua bảng số liệu trên ta thấy.

o Doanh thu phí nhận tái tăng nhưng không đều giữa các năm. Cụ thể năm 2006 là 61 triệu đồng đây là con số thấp so với các tên tuổi bảo hiểm lớn như Bảo Minh và Bảo Việt. Vì đây là năm hoạt động đầu tiên của công ty sau khi tách khỏi liên doanh, nên tên tuổi của công ty vẫn còn khá mới trên thị trường vì vậy chưa có sự tin tưởng của các công ty nhượng. Và năng lực tài chính của công ty cũng giảm sút đáng kể nên giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Sang năm 2007 doanh thu phí nhận tái là 394 triệu đồng tăng gấp 6,4 lần so với năm 2006. Kết quả này có được do khả năng tài chính đã được tăng cường do đợt tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ của công ty. Tuy nhiên đây không phải là con số lớn so với thị trường nhưng chúng ta cũng thấy được sự nỗ lực của BIC trong việc tối ưu hóa năng lực tài chính của mình.

Đến năm 2008 doanh thu phí nhận tái tăng gấp 1,3 lần so với năm 2007, có sự tăng lên này một phần là do doanh thu phí bảo hiểm hỏa hoạn của toàn thị trường bảo hiểm tăng mạnh. Bên cạnh đó BIC cũng tăng mức nhận tái theo hướng tối ưu hóa khả năng tài chính của mình. Và sau 3 năm hoạt

động với tên gọi mới thì BIC dần dần khẳng định mình trên thị trường tái bảo hiểm. Các nhà tái quốc tế đã tích cực hậu thuấn và tin tưởng chọn BIC là nhà bảo hiểm gốc cho các hợp đồng lớn trong các lĩnh vực bảo hiểm hỏa hoạn.

o Hoạt động nhượng tái cũng được chú ý. Với chủ trương an toàn - hiệu quả - bền vững nên tỷ lệ nhượng tái của BIC tương đối cao. Năm 2006 tỷ lệ nhượng tái là 56,07% thấp nhất trong 3 năm nhưng hiệu quả của hoạt động nhượng tái lại không cao do tỷ lệ bồi thường khá lớn. Rút kinh nghiệm, tới năm 2007 BIC đã kiểm soát chặt chẽ dịch vụ nhận tái bảo hiểm, thận trọng thu xếp nhượng tái bảo hiểm phù hợp với năng lực của mình. Năm 2008 BIC đã tăng cường kiểm soát rủi ro, chỉ giữ lại những dịch vụ có giá phí và các điều kiện bảo hiểm phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả kinh doanh. Vì thế mà tỷ lệ tái đi của năm 2008 là 80% tăng so với năm 2007.

o Phí giữ lại cũng có sự biến động qua các năm. Sự biến động này tỷ lệ thuận với sự biến động của mức phí nhượng tái để phù hợp với khả năng tài chính của BIC, để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ.

Hiện nay, BIC có mối quan hệ tốt đẹp với các nhà tái bảo hiểm hàng đầu trên thế giới như Swiss Re, AIG, QBE, Best Re, Labuan Re, Malaysia Re... Quan hệ này đã giúp BIC tăng cường khả năng trao đổi dịch vụ, mở rộng thị trường nhận dịch vụ từ nước ngoài, được hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng vị thế của công ty, nâng cao khả năng quản lý.

2.5.Kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt.

Kể từ năm 2000 trở lại đây, bảo hiểm hỏa hoạn là một thị trường mang tính cạnh tranh dữ dội với thị phần bị chia cắt rất mạnh mé bởi các doanh nghiệp trong nghành. Như vậy để chiếm lĩnh thị phần BIC đã có các giải pháp linh hoạt trong đó chú trọng bám sát khách hàng, tăng cường chất lượng dịch

vụ và đầu tư thêm về cơ sở vật chất, yếu tố con người để hoàn thiện kỹ năng khai thác của nghiệp vụ. Vì vậy mà kết quả triển khai đã có những mảng sáng.

Bảng 15: Kết quả và hiệu quả triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt ở BIC giai đoạn 2006 - 2008.

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 1.Doanh thu phí BH trđ 4.763 15.138 25.939 2.Tổng chi phí trđ 2.415 5.238 11.164 3.Lợi nhuận trđ 2.348 9.900 11.775 4.Tỷ suất doanh lợi = 3/1 % 49,30 65,40 56,96 5.Hiệu quả theo doanh thu - 1,97 2,89 2,23

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp BIC)

Qua bảng số liệu trên cho thấy:

o Lợi nhuận của nghiệp vụ tăng không đều qua các năm. Năm 2006 lợi nhuận là 2.348 triệu đồng, mặc dù lợi nhuận này không cao nhưng cũng thể hiện sự nỗ lực cố gắng của toàn công ty sau một năm đi vào hoạt động với hình thức là doanh nghiệp Nhà nước. Năm 2007 lợi nhuận lên tới 9.900 triệu đồng tăng 7.552 triệu đồng so với năm 2006. Đây là năm có lợi nhuận kỷ lục cao nhất trong 3 năm. Có được kết quả này là do tốc độ tăng của doanh thu cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của chi phí điều đó có nghĩa là công tác quản lý chi phí của BIC là rất hiệu quả. Đồng thời đây là năm đầu tiên BIC tiến hành triển khai phân phối sản phẩm qua hệ thống ngân hàng nên tiết kiệm được chi phí khai thác. Tới năm 2008 lợi nhuận đạt 14.775 mặc dù lợi nhuận vẫn tăng nhưng lượng tăng không bằng năm 2007 trong khi đó chi phí bồi thường lại giảm so với 2007- đây là chi phí lớn nhất của nghiệp vụ. Như vậy công ty cần phải đánh giá xem xét, đánh giá lại hoạt động quản lý của công ty để có biện pháp cắt, giảm chi phí không cần thiết.

o Tỷ suất doanh lợi trung bình của BIC là 57,22 đây là con số tương đối cao đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời trên 1 đồng doanh thu. Năm 2007 là năm có khả năng sinh lời cao nhất với tỷ suất doanh lợi là 65,4% có nghĩa là cứ với 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp sẽ có được 65,4 đồng lợi nhuận.

o Về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp theo doanh thu là tương đối tốt qua các năm. Năm 2006 hiệu quả theo doanh thu là 1,97 tức là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì sẽ tạo ra 1,97 đồng doanh thu trong đó 0,97 đồng lợi nhuận. Đến năm 2007 thì cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì sẽ thu được 2,89 đồng doanh thu và 1,89 đồng lợi nhuận. Hai con số này đều cao hơn so với năm 2007 v à c ũng là năm nghiệp vụ kinh doanh có hiệu quả cao nhất. Đây là điều rất đáng mừng sau 2 năm đi vào hoạt động bởi công ty đã biết tận dụng và phát huy lợi thế của mình là thành viên của BIDV. Sang năm 2008 hiệu quả theo doanh thu thấp hơn so với năm 2007 chỉ là 2,32. Mặc dù doanh thu tăng gấp 1,7 lần so với năm 2007 nhưng do không quản lý tốt chi phí nên hiệu quả lợi nhuận cũng giảm theo là 1.32.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại BIC (Trang 65 - 69)