1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIC.
1.5.1.Kết quả chung.
Từ khi đi vào hoạt động cho đến nay BIC đã thực hiện được một số vấn đề cơ bản sau:
• Thực hiện thành công việc chuyển giao, bàn giao hoạt động từ liên doanh không gây xáo trộn thị trường bảo hiểm, để khách hàng phàn nàn hoặc có thông tin bất lợi trên phương tiện truyền thông.
• Ngay sau khi mua lại phần liên doanh của phía đối tác, bộ máy nhân sự của BIC được tăng cường thêm nhiều cán bộ có kinh nghiệm, phong cách làm việc chuyên nghiệp ở Liên doanh bảo hiểm Việt Úc và các cán bộ trẻ nhiệt tình, năng động, kết hợp để tạo nên một tập thể sáng tạo và đầy nhiệt huyết. BIC đã xây dựng được nguồn lực vững mạnh 390 cán bộ được đào tạo bài bản - là nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của công ty.
• Hiện nay BIC đã có 19 chi nhánh và 30 Phòng KDKV và phát triển hơn 1.000 đại lý bảo hiểm. Sự hiện diện của BIC ở gần 50 tỉnh thành trong toàn quốc cho thấy nỗ lực và cam kết của BIC nhằm mang lại cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ thuận tiện và nhanh chóng nhất.
• BIC đã tập trung triển khai kênh phân phối báo hiểm qua ngân hàng - Bancassurance, tận dụng lợi thế là thành viên của BIDV có mạng lưới rộng và khối lượng khách hàng rất lớn. Tại Việt Nam, Bancassurance còn khá mới mẻ nhưng hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Nối tiếp sự thành công của sản phẩm BIC - Bảo An (bảo hiểm cho người gửi tiết kiệm) triển khai qua BIDV và BIC - Bình An (bảo hiểm cho người vay vốn) triển khai qua Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga, BIC đang tiếp tục triển khai 4 sản phẩm khác thông qua hệ thống BIDV trên toàn quốc bao gồm: bảo hiểm ô tô, xe máy, nhà tư nhân và bảo hiểm tai nạn con người 24/24.
• BIC luôn chú trọng đầu tư vào công nghệ để đáp ứng kịp thời mọi hoạt động kinh doanh. Đến thời điểm hiện nay, BIC đã kết nối trực tuyến với tất cả các chi nhánh, phòng kinh doanh khu vực.Tất cả giao dịch trong ngày đã được quản lý tập trung tại trụ sở chính.
• BIC đã triển khai xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và đưa vào áp dụng. Việc áp dụng này sẽ làm cho BIC
kiểm soát, duy trì, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, chuẩn hóa là cơ sở để cải tiến. Đây cũng là cam kết thể hiện rõ định hướng vì khách hàng.
• Với phương châm đa dạng hóa nghiệp vụ bảo hiểm, nâng cao chất lượng dịch vụ nên BIC cũng đã hợp tác với nhiều đối tác có uy tín trên thị trường bảo hiểm thế giới nhằm tìm kiếm các loại hình bảo hiểm mới phù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực của BIC. Trong thời gian qua, BIC luôn đề cao việc trao đổi, học hỏi chuyên môn với các đối tác nước ngoài như AON RE, SWISS RE, ALLIANZ RE về việc quản lý công việc và rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế, đánh giá rủi ro, định phí, cách khai thác thông tin, tái bảo hiểm… Đây là một điều rất cần thiết để nâng cao nghiệp vụ và trình độ chuyên môn cho BIC
• BIC đã xây dựng và chuẩn hóa đồng bộ các quy định, quy trình hướng dẫn cho hoạt động nghiệp vụ để đảm bảo an toàn, kiểm soát được mọi hoạt động. BIC cũng đã chính thức được Tổ chức TUVNORD và QUACERT cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000. Chuẩn hóa bộ sản phẩm bảo hiểm để áp dụng thống nhất trong hệ thống toàn quốc. Đây là tiền đề quan trọng để chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo để BIC trở thành thương hiệu Bảo hiểm có uy tín, hoạt động hiệu quả trên thị trường Bảo hiểm Việt Nam.
Vốn pháp định vào tháng 10/2006 : 200tỷ đồng. Với lần tăng vốn lần thứ 3 vào tháng 9/2007 lên 500 tỷ đồng thì BIC là doanh nghiệp bảo hiểm có vốn chủ sở hữu thực có lớn thứ 4 thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Để hiểu thêm về năng lực tài chính của công ty có thể theo dõi các chỉ tiêu tài chính trong bảng 2.
Bảng 2 : Các chỉ tiêu tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh 2006- 2008.
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 1.Tổng tài sản 316,980 720,020 1771,435 2.Vốn chủ sở hữu 210,350 520,354 541,431 3.Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc 40,215 147,922 269,265 4.Tổng quỹ dự phòng nghiệp vụ 39,627 93,289 158,941 5.Lợi nhuận trước thuế 13,043 18,701 (63,731)
(Nguồn : Báo cáo thường niên 2008)
Qua 3 năm hoạt động BIC đã đạt được những thành tựu đáng kể, đây là giai đoạn tăng trưởng của công ty trên nhiều phương diện. Áp lực tăng trưởng doanh thu cao buộc BIC phải mở rộng việc khai thác bảo hiểm các dịch vụ lớn và có hiệu quả cũng là một thách thức, vừa phải tăng trưởng quy mô, vừa đảm bảo hiệu quả đầu tư, vừa phải đảm bảo chất lượng dịch vụ… Do vậy mà tổng tài sản năm 2007 tăng 127% so với năm 2006 tương ứng với 403,04 tỷ đồng còn năm 2008 tăng 76,9% so với năm 2007 tương ứng với 554,415 tỷ đồng. Có sự tăng lên như vậy là do năm 2007 BIC mở rộng thêm 3 chi nhánh và năm 2008 tăng thêm 7 chi nhánh. Đồng thời BIC cũng nâng cấp toàn bộ hệ thống máy vi tính để giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn.
Vốn chủ sở hữu năm 2006 là 210,350 tỷ đồng, năm 2007 tăng 147% so với năm 2006 tương ứng với 310,004 tỷ đồng. Đến năm 2008 thì mức tăng này là 21,077 tỷ đồng so với năm 2007 tương ứng với 4,05%. Có sự giảm đi là do năm 2007 là thời điểm BIC đươc tăng vốn điều lệ lên 500tỷ đồng. Như vậy về vốn BIC đang là một trong 5 công ty có vốn lớn nhất Việt Nam và thị phần nằm trong top 10 công ty bảo hiểm lớn nhất trên tổng số các công ty bảo hiểm phi nhân thọ.
Năm 2006, năm hoạt động đầu tiên sau khi chuyển đổi được BIC xác định là năm “Cơ cấu”, năm 2007 là năm “Tăng tốc”, năm 2008 là năm “Khẳng định”. Sau 3 năm hoạt động với tư cách là thành viên của BIDV, BIC đã khẳng định sức trẻ của mình với tốc độ tăng trưởng vượt bậc về doanh thu, lợi nhuận, và kênh phân phối, luôn đứng trong Top 3 các công ty có tốc độ
phát triển nhanh của thị trường. . Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc năm 2006 là 40,215 tỷ đồng. Tới năm 2007 tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc là 147,922 tỷ đồng tăng 267,58% tương ứng với 107,707 tỷ đồng. Do thay đổi cơ chế hoạt động mà sang đến năm 2008 thì doanh thu này là 269,265 tỷ đồng tăng 82% so với năm 2007 tương ứng với 121,343 tỷ đồng, chiếm 2,5% thị phần thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Bởi vì hoạt động Bancassurance đã giúp công ty thâm nhập từng mảng của thị trường và khai thác hiệu quả những thị trường tiềm năng trước đây chưa được khai thác, thị trường mà khó có thể thực hiện đựơc bằng các kênh bán hàng truyền thống như: bảo hiểm gián đoạn kinh doanh, bảo hiểm các tổ chức tín dụng, bảo hiểm trộm cắp, bảo hiểm vận chuyển tiền...
Nhận thức được những cơ hội và thách thức của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam là một trong những điều kiện quan trọng để BIC đạt được những kết quả bước đầu. Mặc dù 2005 công ty chịu khoản một khoản lỗ nhưng năm 2006 là năm đầu tiên đi vào hoạt động nhưng BIC cũng đã có lãi với lợi nhuận là 9,809 tỷ đồng. Năm 2007 cũng chứng kiến sự khởi đầu và thành công khá ấn tượng của chương trình bảo hiểm Bancassurance, cùng với sự mở rộng phạm vi hoạt động. Lợi nhuận trước thuế năm 2007 tăng 43,38% so với năm 2006 tương ứng với 566 tỷ đồng. Sang 2008 thì lợi nhuận trước là - 63,731 tỷ đồng. Điều này tưởng chừng như vô lý vì doanh thu phí bảo hiểm tăng( năm 2007 là 163,216 tỷ đồng, năm 2008 là 296,38 tỷ đồng gồm cả phí nhận tái bảo hiểm). Nhưng ta thấy rằng, tổng tài sản của doanh nghiệp cũng tăng lên rất lớn là 554,415 tỷ đồng. Như vậy năm 2008 doanh nghiệp chủ yếu đầu tư để phát triển mạng lưới và kênh phân phối. Năm 2008 BIC đã có tới 19 chi nhánh và 30 phòng kinh doanh khu vực trong khi 2007 chỉ có 12 chi nhánh và 28 phòng kinh doanh khu vực. Và 6/2008, BIC đã thành lập và đưa vào hoạt động Liên doanh bảo hiểm Lào - Việt (LVI) với hai đối tác là ngân hàng Ngoại thương Lào và ngân hàng liên doanh Lào - Việt. Với số vốn điều lệ là 3 triệu USD. Ngoài ra công ty cũng đã xây dựng và vận hành nhiều chương trình phần mềm như: chương trình kế toán, khai thác, tái bảo hiểm,
bồi thường, các chương trình phần mềm Bancassurance, chương trình phân tích tài chính… Và đã tiến hành tin học hóa tất cả các lĩnh vực quan trọng đã giúp BIC quản trị kinh doanh điều hành tốt hơn. Nhưng BIC cũng cần phải chú ý để quản lý chi phí một cách hiệu quả hơn.
Cùng với doanh thu tăng thì quỹ dự phòng nghiệp vụ cũng tăng lên tương ứng. Năm 2007 dự phòng nghiệp vụ tăng 135% tương ứng với 53,66 tỷ đồng đến năm 2008 thì quỹ dự phòng nghiệp vụ là 158,941 tỷ đồng.
Đạt được những kết quả trên là do BIC đã xác định rõ cơ hội, thách thức đặt ra; cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; sự ủng hộ nhiệt tình của các đơn vị trong hệ thống BIDV; và quyết tâm của Ban Giám đốc cùng toàn thể cán bộ BIC. BIC đã vượt qua những khó khăn ban đầu, ổn định hoạt động và có tăng trưởng, có lợi nhuận ngay từ năm hoạt động đầu tiên và đang dần khẳng định mình trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
1.5.2. Một số kết quả cụ thể.
1.5.2.1. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Sau 8 năm kinh doanh bảo hiểm và hơn 3 năm đi vào hoạt động với cơ chế quản lý mới thì BIC đã dần đạt được những kết quả đáng mừng. Xác định đúng chiến lược kinh doanh, đối tượng khách hàng, lợi thế so sánh so với các công ty bảo hiểm khác trên thị trường, hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo hiểm đã có tăng trưởng ngay từ năm đầu với doanh thu phí bảo hiểm là 40,215 tỷ đồng. Kết quả này đã đưa BIC lên vị trí thứ 11 trong số 21 công ty bảo hiểm phi nhân thọ đang hoạt động trên thị trường. Kênh phân phối bảo hiểm qua Ngân hàng đã từng bước được hình thành và đem lại nguồn doanh thu tương đối ổn định đồng thời đáp ứng nhu cầu đảm bảo an toàn tài chính cho cả khách hàng. Doanh thu phí bảo hiểm gốc qua các năm đều tăng năm 2008 đạt 269,265 tỷ đồng đây là con số tương đối lớn đối với một doanh nghiệp mới thay đổi cơ cấu, điều này chứng tỏ BIC rất có tiềm năng phát triển trong tương lai.
Cùng với sự thay đổi này đã làm cho thị phần của công ty cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Nếu như 2006 chỉ chiếm 0,63% thì năm 2007 con số này là 1,98% và đã đưa BIC lọt vào top 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ lớn nhất trên thị trường. Và con số này lại tiếp tục thay đổi vào năm 2008 khi công ty đã ổn định và dần khẳng định mình trên thị trường bảo hiểm.
Để thấy rõ hơn doanh thu phí của các khu vực ta tiếp tục theo dõi bảng 3 sau:
Bảng 3 : Doanh thu phí khai thác của các đơn vị thành viên năm 2008
STT Đơn vị khai thác Doanh thu phí (tỷ đồng) 1 Trụ sở chính 52,533 17,73 2 BIC Hà Nội 67,328 22,72 3 BIC HCM 56,478 19,06 4 BIC Hải Phòng 15,521 5,24 5 BIC Nghệ An 14,58 4,92 6 BIC Cần Thơ 13,115 4,43 7 BIC Đà Nẵng 11,176 3,76 8 BIC Tây Nguyên 12,397 4,18 9 BIC Bình Định 13,029 4,4 10 BIC Vũng Tàu 11,898 4,02 11 BIC Đồng Nai 9,603 3,24 12 BIC Hải Dương 8,232 2,77 13 BIC Quảng Ninh 8,557 2,88 14 BIC Bắc Tây Nguyên 1,324 0,45
15 BIC Khánh Hòa 0,6 0,2
Tổng cộng 296,371 100
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIC năm 2008)
Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả khai thác của các chi nhánh là không đều. Doanh thu tập trung chủ yếu vào khu vực Hà Nội 22,72%, Hồ Chí Minh 19,06% và trụ sở chính 17,73%. Chi nhánh Hà Nội tuy mới thành lập từ
năm 2007 nhưng lại đóng góp cao nhất là vì họ được tác ra từ phòng kinh doanh của trụ sở chính, nên có đội ngũ cán bộ dạn dày kinh nghiệm và nhiều mối quan hệ cũ với khách hàng, hơn nữa lại có địa bàn hoạt động thuận lợi hơn so với các tỉnh khác. Ngoài ra còn một số chi nhánh khác có tiềm năng nhưng hiệu quả lại chưa cao như Bắc Tây Nguyên, Khánh Hòa nên cần phải có biện pháp đổi mới trong khâu khai thác.
Năm 2008 doanh thu theo nghiệp vụ cũng có sự chuyển biến rõ rệt.
Bảng 4: Doanh thu phí bảo hiểm gốc của BIC theo loại hình nghiệp vụ năm 2008
STT Loại nghiệp vụ Doanh thu
(tỷ đồng) Tỷ trọng(%) 1 Sức khỏe và tai nạn con người 15,728 5,84 2 Tài sản và thiệt hại 110,278 40,96 3 Hàng hóa vận chuyển 17,746 6,59
4 Xe cơ giới 72,754 27,02
5 Cháy nổ 25,935 9,63
6 Trách nhiệm 1,163 0,43
7 Thiệt hại kinh doanh 1,292 0,48 8 Nghiệp vụ khác 24,369 9,05
Tổng cộng 269,265 100
(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của BIC năm 2008.)
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu của nghiệp vụ tài sản và thiệt hại là lớn nhất 110,746 tỷ đồng chiếm 40,96% sau đó đến xe cơ giới 72,754 tỷ đồng chiếm 27,02 % tiếp đó là cháy nổ với 25,935 tỷ đồng chiếm 9,63%. Đây là những nghiệp vụ chủ đạo của BIC . Bên cạnh đó các loại nghiệp vụ khác như: thiệt hại kinh doanh, trách nhiệm không phải là thế mạnh của công ty nên chiếm một tỷ trọng rất nhỏ dưới 1%.
Hoạt động tái bảo hiểm trong thời gian qua cũng đạt được những thành công nhất định. Điều đó được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 5 : Kết quả hoạt động tái bảo hiểm năm 2006 - 2008.
Đơn vị: tỷ đồng.
Năm Doanh thu phí BH gốc
Nhận tái bảo hiểm Nhượng tái bảo hiểm Trong nước Ngoài nước Trong nước Ngoài nước 2006 40,215 7,964 1,057 20,59 4,487 2007 147,922 15,049 0,712 70,356 12,816 2008 269,265 24,941 2,166 118,561 20,716
(Nguồn : Báo cáo thường niên của BIC) Tỷ lệ nhượng tái bảo hiểm năm 2006 là 62,5%, đến năm 2007 tỷ lệ này là 56,22% sang năm 2008 thì là 52,3%. Tỷ lệ nhượng tái này là tương đối cao. Điều này cũng dễ hiểu vì BIC mới được thành lập và đi vào hoạt động được 3 năm, sau khi tách khỏi công ty bảo hiểm liên doanh Việt Úc nên năng lực tài chính còn hạn chế. Do vậy để đảm bảo quyền lợi của khách hàng và hạn chế rủi ro cho công ty thì việc nhượng tái bảo hiểm với tỷ lệ trên là phù hợp.
Hoạt động nhận và nhượng tái bảo hiểm chủ yếu tập trung cho các công ty trong nước. Do vậy để chấp nhận hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn hơn thì BIC cần phải tăng cường hợp tác quan hệ với các nhà tái lớn nước ngoài vì các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước cũng bị giới hạn bởi năng lực tài chính. Qua số liệu trên ta thấy hoạt động nhận và nhượng tái tăng lên điều đó chứng tỏ uy tín và khả năng của BIC đã được khẳng định trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.
1.5.2.3. Hoạt động đầu tư tài chính.
Hoạt động đầu tư của BIC ngày càng tỏ ra hiệu quả. Thu nhập từ hoạt động tài chính tăng đều qua các năm điều đó chứng tỏ các biện pháp, hình thức đầu tư của BIC là rất phù hợp. Năm 2006 lợi nhuận từ hoạt động
đầu tư là 20,042 tỷ đồng thì năm 2007 lợi nhuận là 40,482 tỷ đồng tăng 101.9% tương ứng với 20,44 tỷ đồng. Mặc dù năm 2008 với nhiều biến động của nền kinh tế nhưng BIC vẫn có mức lợi nhuận từ hoạt động này cao là 78