Tăng cường hợp tác với cảnh sát PCCC khu vực và người tham gia bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại BIC (Trang 79 - 80)

2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TRIÊN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT.

2.5.Tăng cường hợp tác với cảnh sát PCCC khu vực và người tham gia bảo hiểm.

đối với họ. Vì vậy mà việc mở rộng đại lý là rất cần thiết, đặc biệt ở những nơi mà doanh nghiệp chưa có chi nhánh hoạt động đồng thời cũng giảm chi phí cho doanh nghiệp. BIC có thêm thế mạnh so với các công ty bảo hiểm khác là ngoài kênh phân phối truyền thống BIC còn sử dụng ngân hàng như một kênh phân phối. Với những khách hàng lớn đến BIDV vay vốn để xây dựng nhà xưởng, mua sắm tài sản để mở rộng sản xuất kinh doanh… đều được tư vấn để mua loại sản phẩm bảo hiểm phù hợp.

Bên cạnh việc mở rộng kênh khai thác này thì công ty cũng cần phải tăng cường đào tào để các cán bộ này được trang bị đầy đủ kiến thức về nghiệp vụ cũng như các kỹ năng phòng cháy chứa cháy. Đặc biệt là những nhân viên của ngân hàng thực hiện công tác phân phối vì những hiểu biết của họ về sản phẩm bảo hiểm còn hạn chế. Như vậy sẽ giúp khách hàng hiểu rõ về sản phẩm bảo hiểm và yên tâm khi tham gia bảo hiểm tại công ty. Cần tổ chức các buổi nói chuyện để hoàn thiện thêm quá trình khai thác, khiếu nại, các yêu cầu về hồ sơ, chứng từ để họ có thể tư vấn đầy đủ cho khách hàng.

Ngoài ra công ty cần có chế độ hoa hồng hợp lý, rõ ràng đối với các đại lý và môi giới bảo hiểm. Cần tách biệt hoa hồng cho đại lý với hoa hồng cho khách hàng để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho đại lý và môi giới. Với cơ chế hoa hồng thích hợp sẽ giúp cho công ty ngày càng thu hút được nhiều đại lý, môi giới và quan trọng hơn họ thấy công sức họ bỏ ra là xứng đáng với thu nhập đó và đó sẽ là động lực để họ tăng năng suất lao động và phục vụ khách hàng tốt hơn.

2.5. Tăng cường hợp tác với cảnh sát PCCC khu vực và người tham gia bảo hiểm. bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm muốn gia tăng lợi nhuận ngoài việc chú trọng tới khâu khai thác thì phải quan tâm tới khâu đề phòng hạn chế tổn thất vì sẽ hạn chế được rủi ro xảy ra. Trong bảo hiểm hỏa hoạn muốn làm tốt khâu đề phòng hạn chế tổn thất thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của nhà bảo hiểm, cảnh sát PCCC và người tham gia bảo hiểm. Lực lượng PCCC địa phương có thể kiểm tra xem cơ sở sản xuất đã tham gia bảo hiểm bắt buộc cháy nổ chưa. Còn khách hàng có trách nhiệm quản lý và bố trí tài sản, có phương án chữa cháy được cảnh sát PCCC thông qua và thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng nhà cửa, trang thiết bị. Hiện nay, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp coi việc PCCC là việc của đơn vị đầu tư kinh doanh phát triển hạ tầng hoặc quan niệm đã mua bảo hiểm nên thiệt hại sẽ do cơ quan bảo hiểm bồi thường vì thế mà họ mất cảnh giác. Do vậy mà công ty phải thường xuyên kiểm tra xem khách hàng có thực hiện tốt các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất đã đề ra không. Theo qui định thì doanh nghiệp bảo hiểm chỉ bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc khi bên mua bảo hiểm đã đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy tức là bên mua bảo hiểm đã được cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy hoặc lập biên bản xác nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy.

Khi tổn thất xảy ra đa phần cán bộ giám định thường không có chuyên môn sâu về công tác PCCC. Vì vậy, nếu khai thác viên làm việc độc lập thì kết quả đánh giá rủi ro không chính xác nên sẽ không thể lấy đó làm cơ sở cho việc tính toán mức phí, để thực hiện các việc như đề phòng hạn chế tổn thất, giám định và giải quyết bồi thường. Ngoài ra, cơ quan PCCC có danh sách các doanh nghiệp thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc - đây là nguồn khách hàng mà công ty có thể tận dụng khai thác.

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt tại BIC (Trang 79 - 80)