2. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HỎA HOẠN VÀ RỦI RO ĐẶC BIỆT.
2.1. Khâu khai thác.
2.1.1 Quy trình khai thác bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt.
Công việc khai thác bảo hiểm đòi hỏi phải cần có sự tiếp cận rủi ro theo nguyên tắc nhất định và đánh giá rủi ro dựa trên tiêu chí, chuẩn mực được qui định bởi công ty. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt nói riêng cũng như các nghiệp vụ bảo hiểm khác nói chung công ty đều xây dựng qui trình khai thác cụ thể cho cán bộ khai thác và các đại lý. Qui trình này xây dựng với mục đích chuẩn hóa cách thức và sự kết hợp giữa các Phòng, Ban trong Công ty, cũng như giữa Công ty và các chi nhánh, Văn phòng kinh doanh khu vực. Trình tự các bước tiến hành khai thác của nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt tại BIC.
Sơ đồ tổng quan qui trình khai thác của nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và rủi ro đặc biệt
SVTH: Dương Thị Thùy Linh Lớp: Bảo hiểm 47A45 Tiếp cận khách
hàng, tìm kiếm/ nhận thông tin
Từ chối
Thiếu thông tin không chấp nhận
Chấp nhận
Báo tái BH
Bước 1: Nhận thông tin.
Thông qua các kênh khai thác ( đại lý, cộng tác viên, môi giới hoặc trực tiếp từ khách hàng), cán bộ khai thác có trách nhiệm liên hệ để thu thập thông
Phân tích, tìm hiểu, đánh giá rủi ro
Xem xét yêu cầu bảo hiểm
Tiến hành đàm phán, chào phí
Cấp đơn bảo hiểm
Theo dõi thu phí, trả hoa hồng. Tiếp nhận giải quyết, sửa đổi
bổ sung Lưu hồ sơ Đóng hồ sơ Tái BH Trên phân cấp/ Chào tái BH
tin về người được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, phạm vi yêu cầu bảo hiểm, thời hạn.
Bước 2: Phân tích, tìm hiểu và đánh giá rủi ro.
Ở bước này cán bộ khai thác cần lấy được các thông tin sau:
o Số lượng đơn vị rủi ro, xem xét các đơn vị rủi ro đó có tách biệt không.
o Khi khách hàng không tự kê khai thì cán bộ khai thác phải chủ động lập được phiếu điều tra rủi ro và có đầy đủ thông tin trong bản hỏi: hạng sản xuất, loại cơ sở sản xuất kinh doanh, bậc chụi lửa của công trình, mức độ nguy hiểm của tài sản, tỷ lệ phí cần áp dụng.
o Phải lấy được bản danh mục tài sản được bảo hiểm có ghi rõ các hạng mục được bảo hiểm với giá trị riêng biệt và địa điểm được bảo hiểm.
Bước 3. Xem xét yêu cầu bảo hiểm.
Trên cơ sở yêu cầu bảo hiểm và các thông tin có được cán bộ khai thác sẽ đưa ra đề xuất về phạm vi bảo hiểm, mức phí, điều khoản, điều kiện.
oTrường hợp khai thác thông thường: Khi khách hàng chấp nhận phí, sau khi thực hiện các việc trên, cán bộ khai thác phải trình lãnh đạo phòng ký duyệt chấp nhận bảo hiểm.
oTrường hợp khai thác qua môi giới: thì phải do phòng nghiệp vụ sẽ xem xét và ra quyết định, nếu chấp nhận thì thực hiện theo bước (4), (5), (6).
oTrường hợp khai thác dưới hình thức đồng bảo hiểm:
+ Nếu BIC là người đứng đầu trong dịch vụ bảo hiểm này thì tuân thủ theo như (4), (5), (6).
+ Nếu BIC chỉ tham gia với vị trí nhà đồng bảo hiểm phụ thuộc trong hợp đồng bảo hiểm thì thực hiện theo bước (5), (6).
o Trường hợp phải thu xếp tái bảo hiểm. Chỉ chào phí bảo hiểm cho khách khi đã nhận được thông báo bằng văn bản của phòng tái bảo hiểm hoặc xác nhận của công ty nhận tái bảo hiểm.
Bước 4. Hướng dẫn xử lý khai thác trên phân cấp.
o Trường hợp dịch vụ khai thác lớn, vượt quá mức trách nhiệm được phân cấp với các đơn vị thành viên thì phải báo cáo với phòng nghiệp vụ tại trụ sở.
o Cán bộ phòng nghiệp vụ quản lý hoạt động kinh doanh của Chi nhánh tại trụ sở chính sẽ nghiên cứu, đề xuất phương án giải quyết và đưa ra quyết định trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp.
o Trường hợp giá trị bảo hiểm lớn hơn mức trách nhiệm phân cấp của lãnh đạo phòng nghiệp vụ, thì phòng nghiệp vụ báo cáo bán giám đốc để xin ý kiến chỉ đạo. Thời gian giải quyết tối đa là 07 ngày.
Bước 5. Đàm phán và chào phí.
o Phí bảo hiểm đã chào nhưng chưa nhận được hồi âm của khách hàng thì tùy từng trường hợp mà người có quyền xử lý.
o Trong quá trình đàm phán, các yếu tố liên quan như: Quy tắc, biểu phí, hồ sơ, thông tin khách hàng, chính sách khách hàng … sẽ được xem xét để đưa ra mức phí phù hợp.
Bước 6. Gửi bản chào phí bảo hiểm và chấp nhận bảo hiểm.
o Đối với dịch vụ mới: nếu được yêu cầu thì trong vòng 48 giờ cán bộ khải thác phải cung cấp bản chào phí cho khách hàng. Trong vòng 3 ngày thì cán bộ khai thác cần liên lạc lại với khách hàng để biết tình trạng bản chào phí. Và khi nhận được thông báo đồng ý tham gia bảo hiểm, cán bộ khai thác tiến hành cấp đơn.
o Đối với dịch vụ tái tục: Cán bộ khai thác cần xem xét kiểm tra, đánh giá lại dịch vụ tái tục trước khi quyết định mời tái tục. Cán bộ khai thác phải chủ động chuẩn bị hợp đồng bảo hiểm ít nhất trước 10 ngày trước khi hợp đồng cũ hết hiệu lực.
Khi nhận được sự đồng ý của khách hàng thì cán bộ khai thác sẽ cấp hợp đồng bảo hiểm. Trưởng phòng khai thác trực tiếp ký nháy lên tất các trang của của giấy chứng nhận bảo hiểm. Và các bước tiến hành cấp hợp đồng như sau:
o Đăng ký số đơn trong hệ thống.
o Chuẩn bị và in các văn bản cho việc cấp hợp đồng bảo hiểm, thông thường gồm: ít nhất 6 hợp đồng bảo hiểm, 2 quy tắc bảo hiểm, 3 thông báo thu phí, 3 thông báo trả phí hoa hồng cho môi giới, đại lý, 1 giấy thông báo tổn thất. Và gửi hồ sơ cho các bên liên quan, lưu hồ sơ tại phòng kinh doanh.
Bước 8. Theo dõi thu phí bảo hiểm, tiếp nhận giải quyết sửa đổi bổ sung. Theo dõi, đôn đốc thu phí là trách nhiệm của cán bộ khai thác. Đối với dịch vụ bảo hiểm đã thỏa thuận thanh toán theo nhiều lần thì cán bộ khai thác có trách nhiệm gửi thông báo cho khách hàng về số phí phải thanh toán trong kỳ đó trước thời hạn thanh toán là 15 ngày. Nếu nợ phí quá 3 tháng phải có biên bản xác nhận với khách hàng.
Bước 9.Lưu hồ sơ.
Cuối cùng tiến hành lưu hồ sơ để cán bộ khai thác dễ dàng theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng cũng như kịp thời tiến hành tái tục cho khách hàng.
2.1.2. Các kênh khai thác.
Kênh phân phối chính là những chiếc cầu nối doanh nghiệp và khách hàng. Mục tiêu của doanh nghiệp là làm sao sản phẩm đến được người tiêu dùng nhiều nhất và nhanh nhất, khách hàng thì muốn có sản phẩm mọi lúc mọi nơi khi họ cần. Hệ thống phân phối mà doanh nghiệp sử dụng sẽ tác động đến loại hình sản phẩm, giá sản phẩm cũng như phương thức truyền thông. Hệ thống phân phối được chọn phải đảm bảo phân phối đạt hiệu quả nhất. Ở BIC sử dụng các kênh phân phối sau:
Kênh phân phối truyền thống: đại lý, môi giới.
Kênh phân phối trực tiếp: qua điện thoại, qua internet Kênh phân phối mới : ngân hàng.
Hình thức phân phối sản phẩm bảo hiểm thông qua kênh phân phối ngân hàng – Bancassurance trên thế giới và trong khu vực đã phát triển mạnh mẽ nhưng mới xuất hiện ở Việt nam trong thời gian gần đây. Tận dụng thế mạnh là thành viên của BIDV nên BIC đã triển khai hình thức này từ năm 2007. Từ khi triển khai thêm kênh khai thác này thì doanh thu phí bảo hiểm của BIC đã có sự thay đổi tỷ trọng giữa các kênh khai thác. Điều đó được thể hiện ở bảng sau
Bảng 9: Doanh thu phí bảo hiểm qua các kênh khai thác của nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt ở giai đoạn 2006-2008.
Kênh phân phối Đơn vị 2006 2007 2008 1.Kênh phân phối truyền thống trđ 4.334 12.262 19.454
Lượng tăng trđ - 7.927 7.192 Tốc độ tăng % - 182,90 58,66 2.Kênh phân phối trực tiếp trđ 429 1.817 3.372 Lượng tăng trđ - 1.388 1.556 Tốc độ tăng % - 323,77 85,63 3.Kênh phân phối ngân hàng trđ 0 1.060 3.113
Lượng tăng trđ - - 2.053
Tốc độ tăng % - - 193,74
(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh 2006-2008)
Qua bảng số liệu trên cho thấy doanh thu phí bảo hiểm có chiều hướng tăng ở kênh khai thác ngân hàng, kênh khai thác trực tiếp và giảm ở kênh khai thác truyền thống. Và kênh khai thác truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong việc cung cấp sản phẩm ra thị trường là hệ thống đại lý. Năm 2006 doanh thu ở kênh khai thác truyền thống là 4.334 triệu đồng, kênh khai thác trực tiếp là 429 triệu đồng. Nhưng khi năm 2007 BIC tiến hành triển khai hoạt động Bancassurance thì lượng tăng doanh thu ở kênh khai thác truyền thống
giảm. Còn doanh thu ở kênh khai thác trực tiếp và kênh khai thác ngân hàng đều tăng. Như vậy khi triển khai thêm kênh khai thác mới không những giảm áp lực bị ảnh hưởng từ một kênh phân phối duy nhất mà còn giúp BIC tiếp cận nguồn khách hàng mới.
Trong thời gian tới, tập trung phát triển các sản phẩm Bancassurance là một trong những định hướng ưu tiên phát triển của BIC để tạo sự khác biệt, tận dụng được lợi thế riêng có của mình. Những rào cản thông thường khi triển khai hình thức phân phối này như: e ngại trong việc chia sẻ thông tin cho công ty bảo hiểm, chưa có sự cam kết mạnh mẽ từ cấp lãnh đạo cao nhất của ngân hàng, thủ tục giấy tờ phức tạp… sẽ được dỡ bỏ trong trường hợp này khi BIC do BIDV sở hữu 100% .
2.1.3. Kết quả và hiệu quả khai thác. a) Kết quả.
Kể từ năm 2000 trở lại đây, bảo hiểm hỏa hoạn là một thị trường mang tính cạnh tranh dữ dội với thị phần bị chia cắt rất mạnh mé bởi các doanh nghiệp trong ngành. Như vậy để chiếm lĩnh thị phần BIC đã có các giải pháp linh hoạt trong đó chú trọng bám sát khách hàng, tăng cường chất lượng dịch vụ và đầu tư thêm về cơ sở vật chất, yếu tố con người để hoàn thiện kỹ năng khai thác của nghiệp vụ. Vì vậy mà kết quả khai thác đá có những mảng sáng.
Bảng 10: Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt ở BIC giai đoạn 2006 - 2008.
Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008
1.Doanh thu phí trđ 4.763 15.138 25.939
Lượng tăng trđ - 10.375 10.801 Tốc độ tăng % - 217,8 71,35
2.Số đơn bảo hiểm Đơn 451 1.379 1.995
3.Phí BHBQ một đơn BH trđ 10,56 10,98 13
4.Số tiền bảo hiểm trđ 5.910.760 81.357.641 121.794.642
Lượng tăng trđ -
75.446.88
1 40.437.001Tốc độ tăng % - 127,64 49,7 Tốc độ tăng % - 127,64 49,7
5.STBH bq một đơn BH trđ 13.105,90 58.997,60 65.049,90
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp BIC)
Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt diễn ra theo chiều hướng thuận lợi, điều đó được thể hiện qua:
o Doanh thu đều tăng qua các năm. Năm 2006 là 4.763 triệu đồng thì năm 2007 là 15.138 triệu đồng tăng 10.375 triệu đồng. Đây là sự tăng trưởng vượt bậc của BIC với tốc độ tăng trưởng là 217,8%. Với sự tăng trưởng này đã đưa thị phần của BIC trên thị trường nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn từ 0,9% lên tới 1,91% và dành được vị trí thứ 7 trên tổng số 22 công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong thị phần kinh doanh bảo hiểm cháy. Sang đến năm 2008 thì doanh thu phí tăng 10.801 triệu đồng. Có được kết quả này là do BIC đang triển khai rộng rãi phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng (Bacassurance). Ngoài ra công ty còn tổ chức các cuộc gặp gỡ với khách hàng, hội nghị hội thảo, hướng dẫn khách hàng sử dụng các biện pháp phòng chống chảy nổ và hạn chế tổn thất xảy ra. BIC đã tích cực phát triển mạng lưới và kênh phân phối, năm 2008 đã thành lập và đưa vào hoạt động thêm 7 chi nhánh, thành lập mới 10 Phòng kinh doanh khu vực vì vậy đã góp phần làm tăng doanh thu của năm 2008.
o Phí bảo hiểm bình quân 1 hợp đồng trong 3 năm đều tăng. Năm 2006 là 10,56 trđ/ 1đơn, thì năm 2007 là 10,98 trđ/ 1đơn và tới năm 2008 thì phí bảo hiểm bình quân 1 hợp đồng là 13 trđ. Qua đây ta thấy được khách hàng ngày càng
tin tưởng vào khả năng tài chính, tiềm lực cũng như các dịch vụ chăm sóc khách hàng của công ty.
o Cùng với sự tăng lên của doanh thu phí là sự thay đổi của số đơn bảo hiểm. Năm 2006 số đơn bảo hiểm là 451 đơn thì năm 2007 là 1.379 đơn tăng 928 đơn. Có sự tăng vượt bậc như vậy là do hiệu lực của nghị 130 của Chính phủ vào cuối năm 2006 qui định về chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc với cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao. Tiếp theo đó là quyết định 28 được ban hành vào ngày 24/4/2007 quy định biểu phí tiêu chuẩn được áp dụng. Đồng thời trong năm này BIC cũng đã tiến hành nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động các chi nhánh hiện có, xây dựng đội ngũ đại lý chuyên nghiệp, gắn bó. Mạnh dạn thực hiện rút lui đối với các đơn vị kinh doanh không hiệu quả. BIC đã mở rộng thêm chi nhánh ra các tỉnh: Bình Định, Tây Nguyên, Đồng Nai, Vũng Tàu, Cần Thơ.
Tới năm 2008 số hợp đồng bảo hiểm là 1.995 đơn tăng 616 đơn, nhưng mức tăng này không cao bằng năm 2007. Nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế, suy thoái toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam khiến nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh lâm vào tình trạng đình đốn. Tiếp đến là sự chia sẻ thị trường đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, vì cam kết WTO được thực hiện từ ngày 1/1/2008, trên thị trường không có sự phân biệt giữa doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp bảo hiểm Nhà nước. Tức là các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài được phép kinh doanh loại hình bảo hiểm bắt buộc. Về phía công ty thì công tác quản lý lưu hồ sơ chưa được kiểm soát chặt chẽ nên một số đơn đến thời điểm tái tục thì bị bỏ quên nên khách hàng đã chuyển sang công ty khác.
o Số tiền bảo hiểm năm qua các năm đều tăng. Năm 2007 có mức tăng kỷ lục với 127,64%. Đây cũng là năm mà Việt Nam chính thức là thành viên của WTO nên đã thu hút được lượng vốn đầu tư nước ngoài. Đây là
nguyên nhân giúp thúc đẩy sự phát triển của thị trường bảo hiểm hỏa hoạn. Một nguyên nhân nữa khiến cho số tiền bảo hiểm tăng lên là do sự cạnh tranh về phí khốc liệt trên thị trường. Mặc dù Bộ Tài Chính đã ban hành biểu phí và hoa hồng cho bảo hiểm cháy nổ tự nguyện, bắt buộc nhưng các doanh nghiệp đã tự hạ biểu phí, mở rộng điều khoản bảo hiểm. Như vậy khách hàng sẽ tham gia với số tiền bảo hiểm lớn hơn vì số phí họ phải nộp thêm không đáng kể so với số tiền bảo hiểm họ được hưởng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Nhưng BIC luôn tuân thủ đúng qui định vê biểu phí mà Bộ Tài Chính đưa ra. Vì vậy mà sự tăng lên của số tiền bảo hiểm là điều rất đáng mừng bởi nó thể hiện sự tin tưởng của khách hàng đối với công ty. Đến năm 2008 số tiền bảo hiểm là 121.794.641 triệu đồng tăng 40.437.001 triệu đồng.
o Số tiền bảo hiểm bình quân một đơn cấp năm 2006 là 13.105,9 triệu đồng đến năm 2007 là 58.997,6 triệu đồng tăng 45.891,70. Kế đến năm 2008 số tiền bảo hiểm bình quân một đơn cấp là 61.049,95 triệu đồng. Với kết