IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
I-MỤC TIÊU BÀI DẠY:
Giúp HS:
-Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao thuộc chủ đề than thân; HS thuộc những bài ca dao của chủ đề này.
-Giáo dục tình yêu thương nhân đạo. -Rèn luyện kĩ năng đọc, cảm nhận ca dao.
II-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
-GV: Giáo án, bảng phụ. -HS: bài soạn.
III-TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:1/ Ổn định tình hình lớp: 1/ Ổn định tình hình lớp:
-Kiểm tra sĩ số HS.
2/ Kiểm tra bài cũ: (6’)
• Câu hỏi : 1/Đọc thuộc lòng 4 bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người. 2/Đằng sau những lời mời, hỏi đáp, lời nhắn gửi và bức tranh phong cảnh, đó là tình cảm gì? Hãy phân tích để làm sáng tỏ.
2/Tình yêu, lòng tự hào đối với con người và quê hương đất nước. HS chứng minh
3/ Bài mới:
Giới thiệu bài mới: (1’)
Ca dao, dân ca không chỉ là tiếng hát yêu thương, tình nghĩa trong quan hệ gia đình, là những bài ca ngợi về tình yêu quê hương, đất nước, con người mà bên cạnh đó còn có những tiếng hát than thở cho những mảnh đời cơ cực, cay đắng cũng như tố cáo xã hội phong kiến bằng những hình ảnh, ngôn ngữ sinh động, đa dạng mà các em có thể hiểu được qua tiết học này.
TL L
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức
7’ Hoạt động1:Đọc, hiểu văn bản. I- Đọc – hiểu văn
GV cần đọc giọng tha thiết thể
hiện sự thông cảm, yêu thương. HS đọc. bản:1/ Đọc:
GV uốn nắn, sửa chữa và đọc lại 24
’
Hoạt động2:Tìm hiểu văn bản. 2/ Phân tích:
Yêu cầu HS đọc lại bài 1. HS đọc. Bài1
Bài ca dao là lời của ai, nói về
điều gì? cuộc đời số phận của cò. Lời người lao động, kể về
Có mấy lần tác giả nhắc đến
hình ảnh con cò? 2 lần.
Những từ ngữ “thân cò”, “gầy
cò con” gợi cho em liên tưởng đến điều gì?
- “Thân cò”:hoàn cảnh, số phận lẻ loi cô độc, đầy ngang trái.
-“Gầy cò con”: hình dáng bé nhỏ gầy guộc, yếu đuối.
Hình dáng, số phận thân cò thật tội nghiệp đáng thương.
Nhận xét về cách sử dụng những hình ảnh trong bài ca dao này? Và tác dụng của nó?
Hình ảnh đối lập: nước
non >< một mình; lên thác >< xuống ghềnh., diễn ta cuộc đời, thân phận vất vả, cơ cực
-Hình ảnh đối lập
Người nông dân xưa đã mượn
hình ảnh thân cò để diển tả cuộc đời, thân phận của mình. Như vậy em hiểu được cuộc đời và số phận của người nông dân xưa như thế nào?
Cơ cực, lầm than, vất vả, gặp nhiều ngang trái. Dù cố công lao động quanh năm suốt tháng nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Cuộc đời tối tăm không lối thoát.
->Cuộc đời lận đận, vất vả của người nông dân.
Vì sao người nông dân xưa
thường mượn hình ảnh thân cò để
diển tả cuộc đời, thân phận của mình?
GV: Tuy nhiên ý nghĩa bài ca dao này không chỉ dừng lại ở đó, hãy đọc hai câu tiếp theo.
Cò gần gũi, gắn bó với ngườiù nông dân; có những phẩm chất: hiền lành, trong sạch, cần cù, lặn lội kiếm sống của người nông dân.
Em hiểu gì về đại từ “ai” và
biện pháp nghệ thuật ở câu cuối cùng với ý nghĩa của nó?
“Ai” ám chỉ giai cấp thống
trị – những con người góp phần tạo ra những ngang trái vùi dập cuộc đời người nông dân.Câu hỏi tu từ góp phần khẳng định thêm điều đó.
-Câu hỏi tu từ.
Như vậy ngoài ý nghĩa than
thân, bài ca dao còn có ý nghĩa gì?
-> Sự phản kháng, tố cáo chế độ phong kiến.
Hãy đọc một số bài ca dao có
xuất hiện hình ảnh con cò?
Con cò lặn lội … nỉ non.
Con cò mà đi … cò con. Con cò bay lả … cánh đồng.
Yêu cầu HS đọc lại bài ca dao 2. HS đọc. Bài2
Bài ca dao bắt đầu bằng “thương thay”. Em hiểu từ này như thế nào?
Vừa thương vừa đồng cảm,
thương cho người và cũng thương cho mình.
Tình thương cảm ấy gửi đến
đối tượng nào?
Tằm nhả tơ, kiến tìm mồi, hạc mỏi cánh, cuốc kêu
Những hình ảnh đó gợi em liên tưởng đến ai?
Người lao động với nhiều nỗi khổ khác nhau.
Đây là cách nói phổ biến
trong ca dao, hãy gọi tên? -Hình ảnh ẩn dụ.
Qua 4 hình ảnh ẩn dụ đó người lao động đã bày tỏ nỗi thương thân như thế nào?
Thương cho thân phận bị bòn rút sức lao động; Thân phận nhỏ nhoi suốt đời xuôi ngược mà vẫn nghèo khó; Cuộc đời phiêu bạt, lận đận và những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ; Thận phận thấp cổ bé họng, nỗi đau oan trái không được lẽ công bằng nào soi tỏ.
Ý nghĩa của việc lặp lại “thương thay” ?
Diễn tả nỗi thương cảm và
cay đắng nhiều bề của người lao động trong xã hội cũ; kết nối và mở ra những nỗi thương khác.
->Nỗi khổ nhiều bề của người lao động
Nội dung bài ca dao 2 muốn
nói lên điều gì?
bị áp bức, bóc lột, chịu niềm oan trái.
Yêu cầu HS đọc lại bài ca dao 3. HS đọc. Bài 3
Thân phận người phụ nữ đã
được so sánh với hình ảnh nào? Ý nghĩa của sự so sánh?
Trái bần ->Gợi thân phận nghèo hèn hay thân phận chìm nổi, lênh đênh vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
-So sánh.
->Cuộc đời, thân phận bé nhỏ, đắng
Qua đó bài ca dao 3 muốn nói
lên điều gì?
cay của người phụ nữ ngày xưa.
5’
Hãy đọc một số bài ca dao có
cụm từ “Thân em”. Những bài ấy thường nói về ai, về điều gì và thường giống nhau như thế nào về nghệ thuật?
Hoạt động 3:Tổng kết.
Thân em như hạt mưa sa;
Thân em như tấmlụa đào; Thân em như giếng ….
Thường nói đến thân phận người phụ nữ; mở đầu bằng thân em và có những hình ảnh, chi tiết so sánh để nói về người
phụ nữ. III- Tổng kết:
Nghệ thuật và ý nghĩa chính
trong 3 bài ca dao?
-Dùng những sự vật con vật gần gũi nhỏ bé đáng thương làm hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh.
- Diễn tả cuộc đời, thân phận con người trong xã hội cũ, có ý nghĩa than thân và phản kháng.
Hoạt động 4: Luyện tập.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 phần luỵện tập sgk
HS đọc phần đọc thêm. III- Luyện tập:
4/ Củng cố, hướng dẫn về nhà: (2’)
*Bài cũ: -Nắm được nội dung, ý nghĩa từng bài ca dao. -Học thuộc lòng 3 bài ca dao.
*Bài mới: Chuẩn bị cho bài: Những câu hát châm biếm. + Đọc, trả lời câu hỏi sgk.
+Tìm hiểu ý nghĩa từng bài ca dao.
IV- RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Ngày soạn: 15 / 9 / 08 Tuần: 4
Ngày dạy : Tiết: 14