NGOẠI GIAO PHONG KIẾN BẤT LỰC NGOẠI GIAO CÁCH MẠNG XUẤT HIỆN

Một phần của tài liệu Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước (Trang 124 - 128)

HIỆN

Harmand với tư cách tồn quyền đại diện của Pháp và Trần Đình Túc, Nguyễn Trọng Hợp là chánh, phĩ khâm sai của triều đình Huế đã cùng ký hồ ước Việt - Pháp ngày 25 tháng 8 năm 1883 (âm lịch là 23 tháng bảy năm Quý Mùi).

Hồ ước gồm 27 điều. Điều quan trọng đầu tiên của hồ ước là để cho Pháp nắm quyền ngoại giao của Việt Nam; triều đình nhà Nguyễn khơng được tự ý quan hệ với các nước ngồi. Với hồ ước này, Việt Nam mất cả độc lập và quyền ngoại giao. Những điều chủ yếu khác trong hồ ước cĩ thể tĩm tắt như sau:

- Tỉnh Bình Thuận sáp nhập vào Nam Kỳ để Pháp trực tiếp cai trị.

- Từ tỉnh Khánh Hịa, phía trên Bình Thuận ra tới Đèo Ngang, do triều đình Huế cai trị. Nhưng Pháp đĩng quân tại Đèo Ngang và tại Thuận An, bên cạnh triều đình Huế. Một cơ quan hành chính của Pháp đặt tại Huế do một viên khâm sứ Pháp đứng đầu, nắm quyền giám sát triều đình Huế và cơng việc hành chính ở các tỉnh từ Khánh Hịa ra Đèo Ngang.

Viên khâm sứ Pháp được chỉ định sẵn là Champeaux cĩ mặt ngay lúc đĩ và cùng ký tên vào hồ ước.

- Từ Đèo Ngang ra Bắc, việc cai trị ở các tỉnh, phủ, huyện, vẫn do các quan lại Việt Nam đảm nhiệm, nhưng chỉ là chính quyền bù nhìn tay sai. Mỗi tỉnh cĩ một cơ quan của Pháp, gọi là tịa cơng sứ, do chánh, phĩ cơng sứ Pháp cầm đầu, kiểm sốt và điều hành mọi cơng việc trong tỉnh.

Ký xong hồ ước, Harmand ra Bắc chỉ huy tiếp việc đánh chiếm miền Bắc. Triều đình Huế phải cho mấy viên thượng thư, tham tri đi theo Harmand ra để hiểu dụ nhân dân và lệnh cho quan quân nhà Nguyễn ở miền Bắc rút cả về Huế.

Nhưng lệnh của triều đình Huế khơng đủ sức ngăn chặn chiến tranh ở miền Bắc. Bấy giờ là giữa năm 1883, Hiệp Hịa lên ngơi vua, truyền dụ ra Bắc: "Lập tức triệt binh dõng lui, để tỏ điều tin với Đại Pháp. Cịn tốn quân Lưu Vĩnh Phúc và quân Tàu, khơng phải quyền mình sai khiến được, nên đã giao ước để mặc quân Đại Pháp làm sao thì làm, khơng cịn thuộc gì nước mình; nên đem thực tình việt thư cho quý tồn quyền .rõ, như vậy mới hợp thời thế". Thời thế đây là thời thế của kẻ hèn nhát, chịu dể mất nước.

Chỉ bốn tháng sau, Hiệp Hịa bị triều thần giết chết. Triều đình đưa người con nuơi thứ ba của Tự Đức là Kiến Phúc lên làm vua. Kiến Phúc mới 15 tuổi, lên ngơi được hơn sáu tháng thì chết do bệnh đậu mùa. Sau Kiến Phúc là Hàm Nghi 13 tuổi lên thay. Cơng việc triều đình đều trong tay hai đại thần Nguyễn Văn Tường và Tơn Thất Thuyết. Việc nước, việc dân, lúc ấy rối ren nghiêm trọng. Ở ngồi Bắc, chiến tranh tiếp diễn. Quân Trung Quốc của Lưu Vĩnh Phúc ở miền tây bắc và quân chính quy của nhà Thanh ở miền đơng bắc nước ta vẫn giao chiến với quân Pháp. Lệnh rút quân của triều đình Huế khơng cĩ hiệu lực gì với họ. Lưu Vĩnh Phúc đương cĩ tồn quyền cai quản miền Tây Bắc nước ta, khơng dễ gì lại bĩ thân về với triều đình ở Huế. Quân chính quy Trung Quốc do triều đình Huế mời sang cứu nguy cho mình thì cũng khơng dễ gì bảo họ rút về Trung Quốc, vì họ cũng cĩ ý đồ của họ. Khi Pháp đánh chiếm Hà Nội, triều đình nhà Nguyễn cho Phạm Thận Duật sang Thiên Tân cầu cứu nhà Thanh. Tổng đốc hai tỉnh Quảng Đơng, Quảng Tây là Trương Thụ Thanh làm một sớ tâu vua Thanh, đại ý nĩi: "Nước Nam và Trung Quốc tiếp giáp nhau, thế lực của nước Nam rất suy yếu, khơng thể tự chủ được nữa. Ta nên mượn tiếng sang đánh giặc, đem quân đĩng giữ các tỉnh thượng du. Khi cĩ biến, ta sẽ chiếm lấy các tỉnh ớ phía bắc sơng Hồng". Do đấy, quân Thanh sang đĩng ở các tỉnh từ Lạng Sơn tới Bắc Ninh, từ Lào Cai tới Sơn Tây. Hai kẻ thù tiến hành xâm lược miền Bắc nước ta đã đánh nhau một số trận. Quân Thanh thua. Nhưng khơng phải vì thế mà quân Pháp đẩy họ ra khỏi biên giới Việt Nam một cách dễ dàng, mặc dầu Pháp đã đánh vào miền duyên hải Trung Quốc. Pháp thay đổi chiến lược, dùng ngoại giao thay quân sự.

Pháp nhờ một người Đức là Détring phụ trách thương chính của nhà Thanh ở Quảng Đơng giúp việc thương lượng giữa hai nước Pháp và Trung Quốc. Détring cĩ quan hệ thân mật với tổng đốc Trực Lệ Lý Hồng Chương là một đại thần cĩ thế lực lớn của triều đình nhà Thanh. Lý Hồng Chương chấp nhận đứng ra hịa giải. Ngày 18 tháng 4 năm Giáp Thân, trung tá hải quân Fournier đại diện Pháp và Lý Hồng Chương đại diện Trung Quốc ký hồ ước tại Thiên Tân.

Nội dung chủ yếu của hồ ước Thiên Tân năm 1884 là Trung Quốc cam kết rút hết quân Trung Quốc đĩng tại Bắc Kỳ về nước, để mặc Pháp tự do hồnh hành ở Việt Nam.

Sau hồ ước Thiên Tân, quân Trung Quốc vắng bĩng ở Bắc Kỳ; thực dân Pháp ra sức hồn tất việc chiếm đĩng của chúng, thẳng tay đàn áp nhân dân Việt Nam, ép buộc triều đình Huế ký giấy đầu hàng, cam chịu mất độc lập, mất ngoại giao, cúi đầu chịu sự thống trị của chúng.

Giấy đầu hàng ký tại triều đình Huế ngày 13 tháng 5 năm Giáp Thân (tức ngày 6 tháng 6 năm 1884). Ký xong, triều đình Huế phải đem ấn phong vương của Trung Quốc khi trước ra thiêu hủy trước mặt đại điện Pháp.

Từ đây, triều đình Huế chỉ là chính quyền bù nhìn, hồn tồn chịu sự điều khiển, giám sát của Pháp. Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc bị Pháp xĩa bỏ. Quan hệ giữa Việt Nam và các nước khác khơng được Pháp cho phép. Như thế là triều đình Huế mất hẳn quyền ngoại giao. Quyền ngoại giao của triều đình Huế chấm dứt đồng thời cũng chấm dứt tồn bộ nền ngoại giao phong kiến.

Năm 1884 tuy triều đình Huế bắt buộc phải ký giấy đầu hàng Pháp, nhưng ngọn lửa đấu tranh chống Pháp vẫn âm ỉ trong lịng vua tơi nhà Nguyễn từ đây.

Đêm mùng 4 rạng sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885, Tơn Thất Thuyết cùng những người yêu nước ở Huế phát động chiến tranh, bắn súng vào nhà khâm sứ Pháp và đánh trại lính Pháp ở thành Huế. Pháp phản cơng, Tơn Thất Thuyết thua trận, đưa vua Hàm Nghi lên miền núi Quảng Trị, rồi sang Thượng Lào.

Ngày 2 tháng 8 năm 1885, Tơn Thất Thuyết cùng vua Hàm Nghi tới vùng Cửu Châu thuộc Savanakhét được nhân dân nước bạn Lào hết lịng giúp đỡ và tiếp sức cho phong trào chống Pháp của Việt Nam dâng cao.

Cùng với cuộc chiến đấu chống Pháp của Tơn Thất Thuyết là phong trào khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, cĩ nhiều gắn bĩ với nhân dân Lào. Cuối năm 1895, nhân dân Lào đã đưa nghĩa quân Phan Đình Phùng tới tạm trú ở bản Kiên trên đất Lào để chuẩn bị các trận đánh Pháp. Nghĩa quân luơn luơn được nhân dân Lào tiếp sức.

Từ những năm đầu thế kỷ XX, hoạt động ngoại giao của Việt Nam gắn chặt với phong trào cách mạng trong nước đang chuyển từ phạm trù phong kiến sang phạm trù mới. Cách mạng càng dâng cao thì quan hệ ngoại giao càng mở rộng. Ngoại giao cách mạng xuất hiện và ngày càng hưng khởi, gĩp phần rất lớn vào thành cơng của cách mạng Việt Nam.

* * *

Trải mấy nghìn năm lịch sử nền ngoại giao thời phong kiến đã gĩp cơng sức lớn vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, mở rộng sự giao hảo với các nước, để lại nhiều kinh nghiệm quý giá về ngoại giao cho nhân dân các đời sau.

Về đường lối ngoại giao của dân tộc ta thời phong kiến, nhà sử học Phan Huy Chú ở thế kỷ XIX đã ghi tĩm tắt:

"Trong việc trị nước, hịa hiếu với nước láng giềng là việc lớn, mà những khi ứng thù là rất quan hệ khơng thể xem thường... Người cĩ quyền trị nước phải nên cẩn thận" (Bang giao chí).

Vua Lê Thánh Tơng ở thế kỷ XV chỉ thị cho những người đi sứ, tức những người làm ngoại giao với nước ngồi:

"Một thước núi, một tấc sơng của ta, khơng nên vất bỏ. . . Nếu người dám lấy một thước, một tấc đất của Thái Tổ mà đút mồi cho giặc thì phải tội tru di " (Đại Việt sử ký tồn thư) . Đây cũng là những lời di văn, di chúc của nền ngoại giao nước ta thời phong kiến để lại cho chúng ta thời nay suy ngẫm và cĩ thể nĩi theo tới muơn đời sau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Bùi Dương Lịch

Lê quý dật sử, bản chữ Hán, viết tay, thư viện Viện Sử học. 2- Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm

Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mơng thế kỷ XIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973.

3- Lê Quý Đơn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiến văn tiểu lục, bản dịch của Phạm Trọng Đàm, Nxb Sử học, Hà Nội, 1962. Đại Việt thơng sử, bản dịch của Ngơ Thế Long, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978. 4- Lê Trọng Hàm

Minh Đơ sử, sách chữ Hán, viết tay, thư viện Viện Sử học, ký hiệu H.V.285. 5- Lê Trắc

An Nam chí lược, sách chữ Hán, bản in, Thượng Hải, 1884. 6- Ngơ Cao Lãng

Lịch triều tạp kỷ, bản dịch. 7- Ngơ Gia Văn Phái

Hồng Lê nhất thống chí, bản dịch của Nxb Văn học, Hà Nội, 1984. 8- Ngơ Sĩ Liên

Đại Việt sử ký tồn thư, bản dịch của Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1967. 9- Ngơ Thì Nhậm

Tuyến tớp thơ văn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 10- Nguyễn Thu

Lê quý kỷ sử, bản dịch của Hoa Bằng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1974. 11 - Phạm Đình Hổ, Nguyễn Án

Tạng thương ngẫu lục, bản dịch của Ngơ Văn Triện, Nxb Văn học, Hà Nội, 1960. 12- Phan Huy Chú

Lịch triều hiến chương loại chí, bản dịch của Viện Sử học, Nxb Sử học, Hà Nội, 1961 - 1962.

13- Phan Huy Lê, Phan Đại Dỗn

Khởi nghĩa Lơn Sơn và phong trào đấu tranh giải phĩng đất nước vào đầu thế kỷ XV, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1969.

14- Quốc sử quán triều Nguyễn

- Quốc triều chính biên tốt yếu, nhà in Đắc Lập, Huế, 1925.

- Đại Nam thực lục, bản dịch của Viện Sử học, Nxb Sử học, Hà Nội , 1963 . - Việt sử thơng giám cương mục, Nxb Sử học, Hà Nội, 1958 - 1960.

15- Trần Trọng Kim

Việt Nam sử lược, bản in lần thứ năm, Nxb Tân Việt Sài Gịn, 1954. (hết)

Một phần của tài liệu Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước (Trang 124 - 128)