GIẶC BỘI PHẢN NGHỊ HỊA, TA HẠ THÊM BỐN THÀNH CỦA GIẶC

Một phần của tài liệu Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước (Trang 58 - 61)

Như các lãnh tụ nghĩa quân đã lường trước, bọn Vương Thơng quả thật cĩ ý muốn bội phản những lời ước hẹn khi cầu hịa. Chúng muốn nhân việc đưa sứ giả của nghĩa quân sang nhà Minh để cho người về nước xin viện binh nhanh chĩng sang cứu và tăng cường lực lượng cho chúng tiếp tục chiến tranh xâm lược Đại Việt.

Đầu năm 1427, vua Minh quyết định cử một đạo viện binh lớn sang Việt Nam do Liễu Thăng chỉ huy. Tin đĩ làm bừng lên trong đầu Vương Thơng một tia hy vọng được cứu sống, cĩ thể tiếp tục chiến tranh và chiến thắng trên chiến trường Việt Nam. Do đĩ Vương Thơng bội phản nghị hịa, cho quân phá chuơng Qui Điền và vạc Phổ Minh là hai cơng trình nghệ thuật của dân tộc ta thời xưa, để lấy đồng làm súng đạn. Giặc đắp cao thành Đơng Quan, đào hào sâu, thả chơng, dựng thêm hai lần lũy. Lời nghị hịa của giặc tới đây coi như xĩa bỏ.

Để cho giặc thấy rõ quyết tâm tiêu diệt viện binh - niềm hy vọng cuối cùng của giặc, các lãnh tụ Lam Sơn phái thêm quân vây đánh tất cả các thành mà quân Minh chốt giữ trên con đường từ Đơng Quan lên biên giới Quảng Tây và từ Đơng Quan lên biên giới Vân Nam.

Để tăng cường uy hiếp giặc ở Đơng Quan, các lãnh tụ Lam Sơn cho quân vây chặt bốn cửa thành. Người ngựa của giặc lảng vảng ra ngồi thành đều bị nghĩa quân bắt giữ, tất cả tới trên 3.000 quân và 500 ngựa bị bắt.

Đầu tháng 2 năm 1427, các tướng Trần Lựu, Lê Bơi mở trận tiến cơng thật mạnh vào thành Khâu Ơn. Tướng giặc giữ thành Khâu Ơn là Tơn Tụ ngay đêm hơm ấy bỏ thành chạy trốn về Quảng Tây. Quân ta lấy lại thành Khâu Ơn.

Tin thành Khâu Ơn thất thủ truyền đi làm cho quân Minh ở các thành khác trên con đường Đơng Quan - Quảng Tây hoang mang lo sợ.

Nhân cơ hội này, Nguyễn Trãi viết thư dụ hàng các thành, trước hết là thành Điêu Diêu ở gần Đơng Quan, do tướng giặc Trương Lân và tướng ngụy Trần Vân chỉ huy. Thành này đang bị tướng Bùi Quốc Hưng và nghĩa quân vây đánh. Trong thư gửi cho tướng giặc Trương Lân, cĩ đoạn Nguyễn Trãi viết:

“Hiện nay vệ quân các xứ Thanh Hĩa, Diễn Châu đều đã nhất tề đền đây rồi, phàm vợ con tài sản của quân nhân, mảy may khơng bị xâm phạm. Nay cái kế tốt cho các người khơng gì bằng ra ở ngồi thành, cùng Thái đốc quân (Thái đốc quân hay Thái đơ đốc là chỉ Thái Phúc tướng giặc chỉ huy thành Nghệ An, đã ra hàng nghĩa quân Lam Sơn) quyết định việc về để cứu vớt mấy nghìn tính mệnh ở trong thành. Chúng ta đã xét những việc đắc thất của cổ nhân như Bạch Khởi (Bạch Khởi là tướng nước Tần thời Chiến quốc, cầm quân đánh nước Triệu, 40 vạn quân Triệu ra hàng đều bị Bạch Khởi giết chết) nước Tần, Hạng Vũ (Hạng Vũ nước Sở đem quân đánh nước Tần; Tần Vương là Tử Anh ra hàng, Hạng Vũ giết chết) nước Sở, giết kẻ đầu hàng, trái lời đã ước, chúng ta quyết khơng làm như thế đâu. Các người hãy cứ thư lịng, đừng nên ngờ vực mà thành hỏng việc. Các người nếu cho là thành cao hào sâu, lương thực lại nhiều, thì thử xem như ở các xứ Thanh Hĩa, Nghệ, Diễn, thành khơng phải là khơng cao, hào khơng phải là khơng sâu, lương thực khơng phải là khơng nhiều, quân khơng phải là khơng mạnh, lại Thái đơ đốc thì chức cũng to, binh cũng giỏi, trí cũng sáng, mà cịn theo thời thơng biến để bảo tồn tính mệnh cho mấy vạn con người, thế mà các người lại cịn muốn cố chấp những lời bàn suơng để mang tai vạ thật, há chẳng lầm lắm ư? Vả lại ta xem ở nước các người, hiện nay bên trong cĩ họa tiên tường (Tiên tường là bức bình phong trong nhà quý tộc. Ở đây, ý nĩi trong nhà, trong nội bộ.), bên ngồi cĩ giặc bắc biên (Bắc biên là biên giới phía bắc. Ở đây chỉ người Mơng Cổ đánh phá ở miền bắc Trung Quốc.), mà đại thần lấn vị, người dưới chuyên quyền; hạn hán hồng trùng, luơn năm tai họa, bốn phương đạo tặc nổi dậy như cái cơ táng loạn, há khơng biết trước rồi sao? Người trí giả thấy việc từ lúc việc chưa phát, sao các ngươi lại thấy sự cơ muộn thế, mà muốn tự khổ như thế? Các người nếu biết kéo quân ra thành, cùng ta hịa hảo thân tình, tình ta coi các người nghĩa như anh em ruột thịt, nào chỉ những bảo tồn tính mệnh vợ con mà thơi đâu? Nếu khơng thế, tùy ý các người. Trong khoảng sớm tối, sẽ khắc thấy nhau. Đến lúc bấy giờ hối cũng khơng kịp. Các người hãy nên nghĩ đi".

Bức thư dụ hàng tướng ngụy thành này, lời lẽ khơng giống như viết cho tướng Minh. ơng viết:

"Người xưa cĩ nĩi: "Quạ đi lại về quê cũ, cáo chết quay đầu về núi”. Cầm thú cịn thế, huống nữa là người. Các người vốn là người dân Tây Việt (Tây Việt là tên nhĩm người Bách Việt ở phía nam Quảng Tây thời cổ. Ở đây, Tây Việt chỉ nước ta), dịng dõi nhà quan. Trước nhân họ Hồ thất đức, giặc Ngơ lăng lồn, các người cĩ người thì thân bị hãm ở tặc đình (Tặc đình là triều đình giặc, tức triều đình nhà Minh), cĩ người thì danh bị buộc

ở ngụy chức, đĩ là thế khơng đứng được, nào phải do ở bản tâm đâu. Đấng Thượng đế nghĩ thương dân ta, đã mượn tay ta, Đại Thiên hành hĩa, Thái sư Vệ Quốc Cơng (Chỉ Lê Lợi - thư viết nhân danh Lê Lợi), cứu dân đáng kể cĩ tội để khơi phục cơ đồ. Quân đi đến đâu, nghĩa thanh vang dậy, dân chúng bốn phương, dắt díu nhau mà kéo đến theo ta. Bọn các người nếu biết rửa lịng đổi dạ, bỏ nghịch theo thuận, hoặc ở làm nội ứng, hoặc ra để đầu hàng, thì khơng những rửu mối hổ thẹn ngày trước, mà cũng được phần soi xét về sau. Ta khơng nĩi lời rồi lại ăn lời. Nếu các người lại cịn tiếc tham ngụy chức, chống cự Vương sư, thì khi hãm thành, tội ác các người tất nặng hơn giặc Ngơ đấy".

Những thư trên đều cùng mục đích dụ hàng. Nhưng viết cho tướng Minh ơng viết khác, viết cho tướng ngụy ơng viết khác. Khác về cách viết, khác về lời văn, khác về cách phân tích các lẽ phải trái, được thua. Với tướng Minh, ơng cho chúng thấy cái mạnh, cái sức sống trường tồn và cái lẽ tất thắng của dân tộc ta; đồng thời ơng vạch rõ cái thế yếu, thế thua của giặc và cái thế khơng thể đương nổi của chính bản thân kẻ nhận thư đĩ. Với tướng ngụy, ơng viết khác. ơng nhấn mạnh vào tình quê hương Tổ quốc, vào cái thế khơng thể xa lìa được quê cha đất tổ: "Cáo chết cịn quay đầu về núi” huống nữa con người. Ơng tỏ niềm thơng cảm với bọn ngụy quân, ngụy quyền, phải làm tay sai cho giặc là vì bất đắc dĩ, thế khơng thể đừng, chứ khơng phải do bản tâm muốn thế. ơng cũng nêu rõ cái sức mạnh như vũ bão của nhân dân cả nước đang vùng lên để cứu nước cứu nhà; chúng cũng là dân một nước, khơng thể ơm mãi cái ngụy chức của giặc, chống lại chính nghĩa, đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân cả nước. Những bức thư ấy, cách viết khác nhau mà những điều cơ bản lại rất giống nhau. Giống nhau ở chỗ thư nào cũng sáng ngời chính nghĩa của dân tộc và tràn đầy tình yêu nước nồng nàn của người viết. Từ trong thư tốt lên một tinh thần tự hào dân tộc rất cao đẹp, một khí thế chiến đấu kiên cường để bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc, một sức mạnh hùng biện áp đảo địch, một tấm lịng nhân ái tuyệt vời, thu phục lịng người, lơi cuốn người đi theo lẽ phải, theo chính nghĩa. Thư nào ơng cũng mở ra những lối thốt cho địch: ơng nêu rõ chính sách khoan hồng, khơng giết kẻ đầu hàng và thái độ đối xử tử tế, ân cần của quân dân ta đối với tù hàng binh, kể cả địch lẫn ngụy. Thư của Nguyễn Trãi viết cĩ sức mạnh đánh vào lịng người chính là ở những điểm cơ bản đĩ. Trước những bức thư dụ hàng, chính nghĩa sáng ngời, tình lý rạch rịi, ân uy đầy đủ như vậy, tướng nhà Minh là Trương Lân và tướng ngụy là Trần Vân, chỉ huy thành Điêu Diêu đem quân ra hàng, dâng thành cho ta.

Đầu tháng 3 năm 1427, tướng giặc Đường Bảo Trinh ở Thị Cầu cũng mở cửa thành, đem quân ra hàng.

Sau khi hạ ba thành trên đường lên Quảng Tây, cuối tháng 3 năm 1427, Nguyễn Trãi thân lên dụ hàng thành Tam Giang trên đường lên Vân Nam. Thành này do tướng Trịnh Khả vây hãm. Nguyễn Trãi đưa thư cho Lưu Thanh, tướng địch chỉ huy thành Tam Giang. Bức thư khơng viết với lời lẽ mềm mỏng, ngọt ngào, mà là một bức tối hậu thư gửi cho địch, lời lẽ rất quyết liệt:

Cái điều đáng quý ở người quân tử là biết thời thơng biến, lượng sức xử mình. Bây giờ giá cĩ người đem quả trúng chim chống đỡ núi Thái Sơn, lấy càng bọ ngựa ngăn cản bánh xe, mà lại tự cho là sức cĩ thừa, thì thật là ngu quá vậy! Lũ ngươi cĩ vài trăm quân, giữ thành trơ trọi mà lại muốn kháng cự với ta, thì cĩ khác gì thế khơng? Thành trì của các người khơng cao sâu bằng ở Nghệ An, lương thực của các ngươi khơng súc tích bằng ở Diễn, An; mà quân vũ dũng cảm tử của các ngươi lại khơng đơng bằng quân nhân ở Diễn, Nghệ, quan tước của các ngươi lại khơng to bằng Thái đơ đốc. Thêm mà vệ quân ở các xứ Diễn, Nghệ, Thuận Hĩa, Tân Bình, Thanh Hĩa, Tiền Vệ (Tiền Vệ tức thành Điêu Diêu), Thị Cầu, Xương Giang, Trấn Giang (Trấn Giang tức ải Chi Lăng), đều đã mở thành ra hàng. Nay thấy dưới cây bồ đề (Cây bồ đề ở đây chi đại bản doanh Bồ Đề của nghĩa quân.), Thái đơ đốc đã đinh nhật kỳ kéo quân về Kinh (Tức Kinh đơ nhà Minh). Phàm quan quân cùng vợ con, tài sản khơng bị xâm phạm mảy may. Thế mà các người chỉ cứ theo sự giữ lầm, khơng biết lo xa, sao mà thấy biết sự cơ muộn thế! Tất cả những tướng sĩ của ta, khơng ai là khơng hăm hở muốn vác khí giới lên phá thành ngay. Nhưng ta cịn nghĩ thương những kẻ vơ tội ở trong thành đã bị các người lừa dối, một khi tiếng trống nổi lên, thì ngọc đá chẳng phân biệt gì, đều tan nát cả. Vậy viết mấy chữ gửi các ngươi hay”. Nhận được thư dụ hàng của Nguyễn Trãi, tướng giặc Lưu Thành lập tức mở cửa thành Tam Giang (Tam Giang là miền Việt Trì ngày nay) đem quân ra hàng.

Đối với thành Đơng Quan là nơi bọn chủ tướng giặc Vương Thơng và đại bộ phận quân giặc đồn trú, các lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn chủ trương vây hãm và dụ hàng là chính. Các lãnh tụ nghĩa quân tin tưởng rằng chủ trương vây hãm và dụ hàng giặc ở thành Đơng Quan nhất định sẽ thành cơng. Sự thành cơng ấy vừa khơng làm tổn hại nhiều xương máu quân sĩ, vừa gây lại được quan hệ hịa bình lâu dài giữa ta và nước láng giềng. Do đĩ các lãnh tụ nghĩa quân kiên trì chủ trương "vây thành diệt viện" - vây chặt giặc ở Đơng Quan và đánh tiêu diệt các quân cứu viện của chúng.

Về phía giặc ở Đơng Quan, chúng cũng biết rõ cái thế thua của chúng, nhưng vẫn hy vọng viện bình sang cứu, cho nên chỉ khi nào viện binh bị tiêu diệt thì chúng mới chịu hàng.

Nguyễn Trãi viết thư cho tướng giặc Vương Thơng, khẳng định:

“Viện binh đến, thế tất phải thua, viện binh thua, bọn các ơng tất bị bắt". Và nghĩa quân Lam Sơn sẽ làm đúng như thế.

Một phần của tài liệu Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w