NGOẠI GIAO CỦA NHÀ LÊ TRUNG HƯNG

Một phần của tài liệu Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước (Trang 76 - 78)

Các cựu thần nhà Lê lánh nạn tiến hành cơng việc khơi phục vương quyền của nhà Lê (lưu vong) trên đất Lào. Nhà Lê Trung hưng được thành lập. Khi về nước hoạt động, nhà Lê Trung hưng vẫn giữ quan hệ láng giềng thân thiện với Lào, từng đem cơng chúa, quận chúa gả cho vua Lào.

Đối với Trung Quốc thì ngay từ khi mở đầu cơng cuộc trung hưng, vua Lê đã cho sứ sang giao thiệp và cầu phong với nhà Minh. Tới cuối thế kỷ XVI, nhà Lê Trung hưng làm chủ cả nước, lại cho sứ sang nhà Minh. Trước kia, quan lại nhà Minh ở biên giới bắt Mạc Đăng Dung phải lên biên giới, tới cửa Nam Quan trình diện; nay chúng cũng bắt vua Lê Trung hưng làm như vậy.

Tháng 3 năm 1596 vua Lê cùng quan lại tùy tùng lên biên giới, tới cửa Nam Quan, nhưng quan lại nhà Minh ở đây dùng dằng khơng chịu hội kiến. Nhưng khi vua quan nhà Lê phải trở về Thăng Long, chúng lại đưa thư trách và dọa đưa quân sang đánh. Vua Lê phải cho người sang Trung Quốc giải thích và hẹn ngày hội kiến.

Đầu năm 1597, nhà Minh hẹn đến tuần đầu tháng 4 âm lịch, vua Lê phải tới cửa Nam Quan hội khám.

Tháng 3 âm lịch, vua Lê cùng tướng sĩ tùy tùng lên Nam Quan. Lần này vua quan nhà Lê đem năm vạn quân vừa bộ binh vừa voi chiến đi hộ tống lên biên giới.

Ngày 10 tháng 4 âm lịch, vua quan nhà Lê cùng bọn quan lại nhà Minh ở Quảng Tây hội kiến và làm tờ kết ước. Sau đĩ, triều đình nhà Lê cử Phùng Khắc Khoan sang kinh đơ Yên Kinh của nhà Minh, mang tặng sản vật địa phương.

Đây là lần đầu sứ của nhà Lê Trung hưng tiếp xúc với triều đình nhà Minh, nên việc tiếp xúc khơng dễ dàng. Nhà Minh tỏ ra ủng hộ nhà Mạc, vặn vẹo, bắt bẻ sứ thần nhà Lê đủ điều. Triều đình nhà Lê phải chọn người cĩ tài và ứng xử giỏi là bảng nhỡn Phùng Khắc Khoan đi sứ. Phùng Khắc Khoan đến Yên Kinh vào dịp Tết Nguyên đán. Sứ thần nhiêu nước cũng tới Yên Kinh trong dịp này. Ngày đầu năm, ơng cùng sứ thần các nước vào triều chúc mừng vua Minh. Nhà vua mở cuộc vui, vịnh thơ. Mỗi sứ thần làm một bài thơ. Phùng Khắc Khoan làm một lúc 36 bài. Vua Minh khen ngợi sứ ta làm thơ nhanh, nhiều, bài nào cũng hay. Vua Minh đề vào tập thơ của Phùng Khắc Khoan mấy chữ: "Hà địa tất sinh tài" (Đất nào chàng sinh người tài) và tặng ơng vinh hàm Trạng Nguyên.

Về việc cầu phong, vua Minh phong vua Lê làm "An Nam đơ thống sứ" như đã phong cho các vua nhà Mạc trước đây. Đơ thống sứ chỉ là một chức quan nhị phẩm của triều Minh.

Thấy vua Minh phong vua Lê như vậy, Phùng Khắc Khoan khơng đồng ý, dâng sớ nĩi: " "Đơ thống sứ” là tước cũ của họ Mạc, vua nước Nam chúng tơi hiện thời là dịng dõi chính thống nhà Lê. Thiên triều phong cho tước ấy khơng xứng đáng. Chúng tơi khơng dám nhận sắc phong".

Vua Minh phải chịu, đành phong vua Lê làm "An Nam quốc vương" .

Phùng Khắc Khoan khơng chờ sứ Minh đem sắc phong sang ta mà tự ơng đem sắc phong về nước.

Tiếp xúc với người phương Tây

Trong thời kỳ Lê - Mạc, người phương Tây bắt đầu tới Việt Nam, chủ yếu là các nhà buơn và các giáo sĩ. ở miền Bắc, năm 1533, giáo sĩ I-guatio tới giảng đạo ở Hải Hậu (thuộc Nam Hà). Tiếp theo, các giáo sĩ phương Tây tới miền Bắc nước ta ngày một nhiều. Năm 1584, nhà Mạc gửi thư đề nghị Tịa Giám mục đạo Thiên chúa ở Ma Cao cử nhiều giáo sĩ tới giảng đạo.

Ở miền Nam, năm 1535, giáo sĩ Bồ Đào Nha Antonio da Faria tới giảng đạo tại Hội An (Đà Nẵng). Nhiều người Bồ Đào Nha cũng tới buơn bán ở miền Nam. Thời kỳ này chiến tranh liên miên giữa nhà Mạc và nhà Lê, nên cả Mạc và Lê đều sẵn sàng tiếp xúc với người phương Tây để mua các loại vũ khí như súng ống, đạn được, gươm giáo... Phương Tây bắt đầu đi sang châu Á để tìm thị trường và thuộc địa. Các giáo sĩ là đội quân mở đường rất đắc lực cho tư bản phương Tây thâm nhập châu Á và Việt Nam.

Chương tám

NGOẠI GIAO THỜI LÊ - TRỊNH NGUYỄN( Thế kỷ XVI - XVII ) ( Thế kỷ XVI - XVII )

Năm 1529 Nguyễn Kim tập hợp lực lượng tiến đánh nhà Mạc để khơi phục ngơi vua cho nhà Lê. Cơng cuộc chưa thành thì năm 1545, ơng bị đầu độc chết. Quyền bính rơi vào tay con rể là Trịnh Kiểm.

Sợ các con Nguyễn Kim địi chia sẻ quyền lực với mình, Trịnh Kiểm mưu giết con cả Nguyễn Kim là Nguyễn Uơng.

Con trai thứ Nguyễn Kim là Nguyễn Hồng sợ tai vạ tới mình, năm 1558 xin đi trấn thủ Thuận Hĩa, tạo cơ sở cho sự hình thành chính quyền họ Nguyễn ở Nam Hà sau này. Năm 1570, Trịnh Kiểm chết. Trịnh Tùng là con thứ, giành quyền thay cha làm Tả thừa tướng, Tiết chế chư quân. Năm 1599, Trịnh Tùng tự xưng Đơ nguyên sối, Tổng quốc chính, Thượng phụ, Bình An vương, định lệ cấp bổng lộc cho vua Lê: được thu thuế 1.000 xã để tiêu dùng và 5.000 lính làm quân túc vệ. Cịn việc dân, việc nước, việc trong triều ngồi trấn đều trong tay họ Trịnh, cha truyền con nối cầm giữ chính quyền, lập thành một họ Chúa: Chúa Trịnh. Ở trong Nam, Nguyễn Hồng và con cháu cũng biệt lập một chính quyền riêng, tự ý cha truyền con nối, cũng trở thành một dịng họ Chúa: Chúa Nguyễn. Hai họ Trịnh - Nguyễn chia đơi sơn hà, lấy sơng Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới Nam Bắc, cĩ triều đình riêng, cĩ quân đội riêng, cĩ chính sách đối nội đối ngoại riêng. Họ đã gây nội chiến, bảy lần đem đại quân, mỗi lần hàng chục vạn người, đánh phá lẫn nhau thật ác liệt. Đối với bên ngồi, hai họ Trịnh - Nguyễn đều muốn tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nước này nước khác, để cĩ lợi thế đánh phá lẫn nhau.

Một phần của tài liệu Lược sử ngoại giao Việt Nam các thời trước (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w