- Pháp điển hóa hệ thống pháp luật về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước.
3.3.3. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu: Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu được coi là hoàn thiện không chỉ được thể hiện ở chỗ được ban hành dưới hình thức một đạo luật mang tính pháp điển cao, mà quan trọng hơn là đạo luật đó phải đi vào cuộc sống, phải làm cho nhân dân nắm được một cách đầy đủ và hiểu được nội dung của các văn bản pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu được ban hành qua các giai đoạn. Muốn vậy, phải “coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật” và “cần phải sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật... cho nhân dân.
Hai là, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức: Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu được coi là hoàn thiện còn phải được thể hiện thông qua hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật, trong đó đội ngũ cán bộ, công chức hành chính, do vậy phải nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính, trước hết là các công chức giữ vị trí lãnh đạo. Muốn vậy, phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính, đẩy mạnh tiêu chuẩn hoá đội ngũ công chức lãnh đạo, trong đó xác định rõ cả về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ và tiêu chuẩn về tác phong, đạo đức, lối sống.
Ba là, đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý trong quá trình thực hiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu:
Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu được coi là hoàn thiện còn được thể hiện thông qua hiệu quả việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu, xử lý vi phạm pháp luật. Phân định rõ chức năng, thẩm quyền của các cơ quan làm công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu. Nâng cao năng lực và phẩm chất cho những người làm công tác này, mở rộng dân chủ, xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân, phát hiện kịp thời những khiếm khuyết, yếu kém, xử lý nghiêm mọi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức nói chung, công chức lãnh đạo nói riêng.
Bốn là, mở rộng việc áp dụng các phương pháp khoa học trong việc đánh giá chất lượng, hiệu quả của công chức hành chính, trong đó có NĐĐCCQHCNN.
Trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị là ban hành cụ thể và chính xác những quy định phận sự như vậy cho từng cán bộ, công chức. Mở rộng việc áp dụng các phương pháp khoa học (như ISO) vào việc đánh giá chất lượng, hiệu quả công việc của từng cá nhân, từng đơn vị. Đây cũng là cơ sở để đánh giá kết quả công tác của cán bộ, công chức hàng năm, khắc phục được việc đánh giá, bình bầu cán bộ, công chức một cách chung chung, đa phần hoàn thành tốt công việc, trong khi cơ quan, tổ chức còn nợ nhiều công việc trước cấp trên, dân và doanh nghiệp phàn nàn, không bằng lòng với thái độ và trách nhiệm giải quyết công việc của cơ quan hành chính.
Năm là, nghiên cứu tổng kết việc thực hiện thí điểm thi tuyển các chức danh NĐĐCCQHCNN ở địa phương.
Từ năm 2008 việc thí điểm thi tuyển các chức danh lãnh đạo đã được thí điểm ở tỉnh Long An, Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Nghệ An. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, tạo bước đột phá trong công tác cán bộ; đồng thời nhằm thực hiện Nghị quyết số 17- NQ/TW ngày 01/8/2007 về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
Vấn đề bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo thông qua thi tuyển không phải là vấn đề mới. ở nhiều nước trên thế giới, cán bộ, nhân viên trong các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các doanh nghiệp được sắp xếp, bố trí theo vị trí việc làm. Mỗi chức danh được thiết kế và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn gắn với các tiêu chuẩn cụ thể như: sức khoẻ, trình độ học vấn, ngành nghề đào tạo, kỹ năng giải quyết công việc... Khi khuyết một chức danh nào đó thì người ta tiến hành thi tuyển. ở nước ta, dưới các triều đại phong kiến, hầu hết các chức quan lại được bổ nhiệm lần đầu đều được thực hiện thông qua hình thức thi tuyển. Ngay sau khi Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng còn non trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 quy định chế độ tuyển chọn, bổ nhiệm, quản lý, sử dụng công chức trong bộ máy nhà nước. Theo đó, việc tuyển chọn, bổ nhiệm công chức vào các ngạch, bậc của nền hành chính Quốc gia đều thực hiện thông qua thi tuyển. Song, thời đó do yêu cầu phải huy động mọi nguồn lực, sức người, sức của cho tuyền tuyến, những quy định tiến bộ của Sắc Lệnh số 76/SL chưa có điều kiện áp dụng trong thực tế.
Hiện nay, theo quy định hiện hành của Nhà nước, việc tuyển dụng công chức, viên chức vào làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước chủ yếu phải thông qua thi tuyển (Nghị định 115, 116, 117 của Chính phủ năm 2003). Song, việc tuyển chọn, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước chủ yếu là thông qua hình thức lấy phiếu tín nhiệm, chưa có quy định thực hiện bằng hình thức thi tuyển.
Sáu là, tăng cường công tác giám sát đối với người đứng đầu các cơ quan hành chính. Trong đó chú trọng công tác giám sát của Quốc hội, HĐND và tăng cường hoạt
động giám sát, phản biện nhân dân trong điều kiện mở rộng và phát huy dân chủ ở nước ta hiện nay.
KẾT LUẬN
Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN Việt Nam xuất phát từ những yêu cầu của sự phát triển đất nước, từ yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, yêu cầu cải cách nền hành chính nhà nước:
- Xây dựng tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan, giữa các cấp chính quyền, giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, giữa tập thể và người đứng đầu cơ quan hành chính; hoạt động có kỷ luật, kỷ cương và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
- Cải cách hành chính phải đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và tận tụy phục vụ nhân dân.
Qua hơn hai mươi năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đến nay, bộ máy nhà nước, nền hành chính nhà nước ta đã có những bước phát triển đáng kể trong đó trách nhiệm cá nhân của NĐĐCCQHCNN đã được xác lập và quy định trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở pháp lý vững chắc cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nhà nước nói riêng. Nói tới nhà nước pháp quyền XHCN là nói tới nhà nước có trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN là việc tiếp tục cụ thể hóa các quan điểm của Đảng ta về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, về cải cách nền hành chính nhà nước phục vụ yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
Từ những kết quả nghiên cứu đề tài, có thể rút ra các kết luận cơ bản sau đây: Để xây dựng nền hành chính xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại.Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị.
Cải cách hành chính ngày càng trở thành yếu tố quan trọng trong chương trình nghị sự về cải cách của Việt Nam. Đây không chỉ là điều kiện hết sức thiết yếu để Việt Nam có thể tối đa hóa được các lợi ích của quá trình hội nhập, mà còn là công cụ quan trọng đảm bảo thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và góp phần thực
hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam. Tuy nhiên cải cách hành chính ở Việt Nam được tiến hành trong công cuộc đổi mới, khởi đầu từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là công việc mới mẻ, chưa có tiền lệ, lại diễn ra trong điều kiện thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản lý hành chính. Trong đó hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN là một trong những giải pháp có bản của cải cách nền hành chính nhà nước cũng nằm trong bối cảnh chung đó.
Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN cần có lộ trình thích hợp và có những bước đột phá (thí điểm) những mô hình mới đảm bảo trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN từ trung ương tới cơ sở, trên cơ sở quán triệt những quan điểm có tính nguyên tắc về tổ chức bộ máy nhà nước, về cải cách nền hành chính.
Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN của đề tài được luận chứng một cách đồng bộ trên cả ba phương diện: Nội dung, hình thức và các giải pháp về tổ chức thực hiện sẽ góp phần vào việc tổng kết lý luận và thực tiễn về pháp luật về trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN ở nước ta hiện nay.
Phụ lục
1. Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001).
2. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996 (sửa đổi 2002). 3. Luật Khiếu nại, tố cáo 1998 (sửa đổi 2004, 2005).
4. Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi 2009). 5. Luật Tổ chức Chính phủ 2001.
6. Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân 2003.
7. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân 2004.
8. Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2005. 9. Luật Phòng, chống tham nhũng 2005 (sửa đổi 2007). 10. Luật Cán bộ, công chức 2008.
11. Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn 2007.
12. Nghị định 23/2003 của Chính phủ về Quy chế làm việc của Chính phủ.
13. Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
14. Nghị định số 103/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 của Chính phủ quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị về trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
15. Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.
16. Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
17. Quyết định số 53/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế làm việc mẫu của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
18. Chỉ thị số 36/2004/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
19. Thông tư số 98/2006/TT-BTC ngày 20/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc BTTH và xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
20. Thông tư số 08/2007/TT-BNV ngày 01/10/2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách đối với các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước và các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước.
mục lục
21.Trang
Mở Đầu 7
22.Phần thứ nhất: CƠ Sở Lý LUậN HOàN THIệN PHáP LUậT Về TRáCH NHIệM CủA NGƯờI ĐứNG ĐầU CáC CƠ QUAN HàNH
CHíNH NHà nƯớC 23
23.1.1. Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước 23 24.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của người đứng đầu các cơ
quan hành chính nhà nước 23
25.1.1.2. Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước 31 26.1.2. Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành
chính nhà nước 45
27.1.2.1. Khái niệm và nội dung điều chỉnh của pháp luật về trách nhiệm của
người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước 45
28.1.2.2. Vai trò của pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ
quan hành chính nhà nước 46
29.1.3. tiêu chí hoàn thiện và các điều kiện đảm bảo hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước 50
30.1.3.1. Tiêu chí hoàn thiện 50 31.1.3.2. Các điều kiện bảo đảm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của
người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước 55
32.1.4. Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành
chính nhà nước của một số nước trên thế giới 64
33.1.4.1. Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành
chính nhà nước Trung quốc 65
34.1.4.2. Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành
chính nhà nước Anh 67
35.1.4.3. Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành
chính nhà nước Hoa Kỳ 68
36.1.4.4. Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành
chính nhà nước Nhật Bản 71
37.1.4.5. Những giá trị tham khảo cho hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của
người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam 76
38.Phần thứ hai: pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước - thực trạng và những vấn đề đặt ra 78 39.2.1. Thực trạng pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ
quan hành chính nhà nước 78
40.2.1.1. Hệ thống văn bản pháp luật về trách nhiệm người đứng đầu các cơ
quan hành chính nhà nước 78
41.2.1.2. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về trách nhiệm người đứng đầu các cơ
quan hành chính nhà nước theo pháp luật hiện hành 91
42.2.2. Đánh giá chung ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân pháp luật hiện hành về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà
nước và những vấn đề đặt ra 112
43.2.2.1. Những ưu điểm của hệ thống pháp luật 112
44.2.2.2. Hạn chế, bất cập 114
45.2.2.3. Nguyên nhân 115
47.Phần thứ ba: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam hiện nay 120
48.3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu
các cơ quan hành chính nhà nước 120
49.3.2. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng
đầu cơ quan hành chính nhà nước 125
50.3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu
các cơ quan hành chính nhà nước 127
51.3.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật về nội dung 127
52.3.3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện hình thức pháp luật 138