Các loại trách nhiệm cơ bản của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước pptx (Trang 26 - 32)

định về nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan hành chính; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý tùy theo tính chất mức độ vi phạm theo quy định của pháp luật.

1.1.2.2. Các loại trách nhiệm cơ bản của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước nhà nước

Với khái niệm nêu trên, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước được thể hiện ở một số loại cơ bản sau đây:

- Trách nhiệm tổ chức, điều hành thực hiện chức năng nhiệm vụ của tổ chức, cơ quan đơn vị. Người đứng đầu cơ quan hành chính chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý. Gương mẫu và nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của cấp trên; tổ chức, điều hành cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, có chất lượng và đúng thời hạn được giao; quyết định chủ trương, giải pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về quyết định đó. Căn cứ các quy định về phân công, phân cấp và nhiệm vụ, quyền hạn được giao, ban hành văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp phó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấu thành hoặc từng cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền; không để tình trạng chồng chéo, trùng lắp về nhiệm vụ hoặc trách nhiệm không rõ ràng; bảo đảm cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và đúng pháp luật. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về văn hóa công sở; không để xảy ra tình trạng cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý có thái độ hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật; Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; về phát ngôn, khai thác, quản lý và sử dụng mạng Internet trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức; Tổ chức thực hiện các biện

pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân; Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức.

- Trách nhiệm đối với các quyết định hành chính của mình và các quyết định của tập thể.

Một là, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước bất kỳ theo cơ chế bầu cử hoặc bổ nhiệm, bất kỳ ở trung ương hoặc địa phương cũng đều có trách nhiệm và thẩm quyền đưa ra những quyết định hành chính để thực hiện nhiệm vụ được giao. Đối với bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thống nhất quản lý ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước. Chủ tịch UBND các cấp được ra chỉ thị, quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong phạm vi địa phương. Do vậy, trách nhiệm trước hết của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước phải tự chịu trách nhiệm về những quyết định của mình, bảo đảm theo đúng thẩm quyền và đúng pháp luật.

Hai là, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước phải chịu trách nhiệm về các nghị quyết của tập thể (UBND) các cấp. Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã quy định những nhiệm vụ phải được thảo luận tập thể, và khi đã nói đến quyết định tập thể có nghĩa là quyết định đó đúng, sai thì cả tập thể phải chịu trách nhiệm, nhưng

người đứng đầu vẫn phải chịu trách nhiệm chính và trước hết. Nội dung và chất lượng các nghị quyết của tập thể lệ thuộc vào mấy yếu tố: có được thông tin đầy đủ, chính xác về các vấn đề cần bàn và quyết định; có đủ thời gian thảo luận và gợi ý tranh luận những vấn đề trọng tâm, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau; thái độ người chủ trì có thực sự tôn trọng, lắng nghe và tạo không khí cởi mở để mọi người nói hết ý kiến của mình, nhất là những ý kiến không đồng nhất với ý kiến người đứng đầu; phân tích và

gợi mở những vấn đề cần thảo luận và quyết định. Những vấn đề đó nằm trong tay và thuộc thẩm quyền của người đứng đầu.

Nhưng khi đề cập tới vấn đề này, có người cho rằng, đã là tập thể thì người đứng đầu cũng chỉ là một ý kiến. Điều đó đúng nhưng không hoàn toàn như vậy. Về mặt pháp lý, Luật Tổ chức HĐND, và UBND đã quy định: "Chủ tịch ủy ban nhân dân là người lãnh đạo và điều hành công việc của ủy ban nhân dân" (Điều 126). Quy chế làm việc của Chính phủ đã nêu rõ: "Khi biểu quyết tại phiên họp cũng như khi dùng phiếu lấy ý kiến, nếu số phiếu đồng ý và không đồng ý ngang nhau thì quyết định theo ý kiến mà Thủ tướng đã biểu quyết" (Khoản 3 - Điều 2). Theo đó, UBND các cấp cũng được quy định như vậy. Việc đó đã chứng tỏ vị trí của người đứng đầu. Về mặt thực tiễn, như đã phân tích ở trên, trong mọi trường hợp người đứng đầu luôn có vị trí quyết định, nghĩa là người đứng đầu rất có điều kiện và cơ hội để đưa vấn đề ra tập thể thảo luận hoặc không thảo luận, hoặc thảo luận đến mức nào các công việc của cơ quan, đơn vị.

Khi xem xét trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính, cần đánh giá cụ thể trong năm đó, trong nhiệm kỳ đó ban hành bao nhiêu quyết định, có bao nhiêu quyết định đúng thẩm quyền, đúng pháp luật, hợp lòng dân và có tính khả thi cao, được thực tế cuộc sống chấp nhận; có bao nhiêu quyết định trái thẩm quyền, trái pháp luật hoặc chỉ vì sự tiện ích cho công tác quản lý của mình mà bày vẽ ra những thủ tục phiền hà để tự hành hạ mình, hành hạ dân và doanh nghiệp. Trong trường hợp quyết định gây hậu quả xấu, phải được xem xét trách nhiệm rõ ràng. Khắc phục tình trạng đánh giá chung, thậm chí có nhiều người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ban hành văn bản trái thẩm quyền, trái pháp luật vẫn không được nhắc nhở, uốn nắn.

- Trách nhiệm trong tổ chức quản lý đội ngũ cán bộ, công chức thuộc quyền.

Trách nhiệm này được thể hiện thông qua công tác tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức và thực hiện các chế độ khen thưởng, kỷ luật có liên quan trong hoạt động quản lý đội ngũ cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, mỗi tổ chức, cơ quan, đơn vị đều được quy định một số lượng cán bộ, công chức. Và, việc quản lý đội ngũ cán bộ, công chức đó do người đứng đầu quyết định từ việc bố trí các chức danh, các vị trí, đến việc

phân công, phân nhiệm, xét nâng lương, nâng ngạch, bậc, khen thưởng, kỷ luật... (tất nhiên có cơ quan chuyên môn giúp việc), chỉ trừ một số rất ít cán bộ, thuộc quyền quản lý của cấp trên, của tập thể nhưng ý kiến đề xuất, kiến nghị với tập thể, với cấp trên của người đứng đầu là rất quan trọng.

Hơn ai hết, người phụ trách công việc rất có điều kiện để am hiểu cán bộ dưới quyền, thông qua công việc thực tế và ý kiến của cán bộ, công chức và ý kiến của đối tượng người cán bộ đó trực tiếp phục vụ để đánh giá, xem xét và bố trí cán bộ hợp lý theo khả năng và sở trường, để khai thác và phát huy tối đa năng lực, phẩm chất của mỗi cán bộ. Hơn nữa, ở mỗi cơ quan, đơn vị đều có các tổ chức như kiểm tra của tổ chức đảng, thanh tra nhà nước, thanh tra nhân dân, công đoàn... Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải sử dụng các lực lượng đó để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra các hành vi của cán bộ, công chức trong khi thực thi công vụ, nhằm thực hiện tốt nhất chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.

Do đó việc buông lỏng quản lý, hoặc quan liêu đối với đội ngũ cán bộ, công chức dưới quyền để xảy ra tình trạng mất đoàn kết, bè phái, tham ô, hà lạm của công, hạch sách, nhũng nhiễu dân, đặc biệt là để xảy ra tham nhũng, lãng phí, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân... tại cơ quan, đơn vị thì người đứng đầu phải liên đới chịu trách nhiệm. Không có một cá nhân đứng đầu một tập thể nào lại không phải chịu trách nhiệm về những gì diễn ra trong cơ quan, ngành, cấp của mình.

Hiện nay, không ít người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có thể do trình độ quản lý, do quan liêu, hoặc do nhiều lý do "tế nhị" khác, né tránh "dễ người, dễ ta", không quan tâm đúng mức tới công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, công chức dưới quyền, nên tình trạng kỷ luật, kỷ cương, nhất là tinh thần tận tụy, vì công việc, vì dân trong một số cơ quan công quyền đang bị dư luận nhân dân bất bình, nhưng chậm được khắc phục đã và đang làm suy giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động và lòng tin của nhân dân đối với bộ máy công quyền.

Điều cơ bản để quản lý tốt đội ngũ cán bộ, công chức dưới quyền phụ thuộc rất quan trọng, nếu không muốn nói là quyết định vào năng lực, phẩm chất và tinh thần gương mẫu của người đứng đầu.

- Trách nhiệm quản lý tài sản công. Trách nhiệm này được thể hiện ở thẩm quyền được giao quản lý và sử dụng hiệu quả các tài sản công, phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan hành chính nhà nước1.

Khi sử dụng các nguồn tài chính, các tài sản, trang thiết bị phải thực hiện đúng chế độ, chính sách và đúng quy định của pháp luật; quản lý, kiểm tra thường xuyên, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí, hư hỏng, mất mát, thất thoát tài sản.

- Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ

Khái niệm trách nhiệm pháp lý của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước: Trách nhiệm pháp lý của công chức nói chung, của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước nói riêng (theo nghĩa hẹp) là hậu quả bất lợi mà nhà nước áp dụng đối với công chức vi phạm pháp luật trong hoạt động công vụ (trong những trường hợp nhất định còn bao gồm cả việc vi phạm quy tắc đạo đức làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ

1

Trách nhiệm đối với việc quản lý tài sản công của người đứng đầu có thể được xem xét ở các khía cạnh dưới đây:

Trách nhiệm trực tiếp là trách nhiệm gắn với thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được phân công khi để xảy ra vi phạm các quy định về quản lý thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với tài sản công.

Trách nhiệm liên đới là trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra sai phạm các quy định về quản lý thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với tài sản công trong lĩnh vực công tác và trong cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới trực tiếp phục trách.

Về nguyên tắc xác định trách nhiệm của người đứng đầu, về quản lý thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với tài sản công: Người đứng đầu phải đề ra các biện pháp, tổ chức thực hiện các quy định về quản lý thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với tài sản công; đồng thời phải chịu trách nhiệm trực tiếp hoặc trách nhiệm liên đới về việc để cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình phụ trách vi phạm các quy định về quản lý thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với tài sản công.

Những lĩnh vực người đứng đầu chịu trách nhiệm đối với quản lý tài sản công: Trách nhiệm trong xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với tài sản công; trách nhiệm trong hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ làm cơ sở quản lý thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với công sản; trách nhiệm trong thực hiện công khai, tạo điều kiện cho kiểm tra, giám sát việc quản lý thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với công sản; trách nhiệm trong kiểm tra, thanh lý, xử lý vi phạm về quản lý thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đối với công sản; trách nhiệm trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; trách nhiệm trong quản lý đầu tư xây dựng các dự án sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước; trách nhiệm trong quản lý, sử dụng đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ; trách nhiệm trong quản

quan nhà nước hoặc vi phạm điều lệ của tổ chức chính trị) thể hiện sự phản đối của nhà nước đối với hành vi và người công chức vi phạm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo khái niệm này, trách nhiệm pháp lý của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước là một loại quan hệ pháp luật đặc thù xuất hiện trong hoạt động công vụ. Trong mối quan hệ đó, Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được pháp luật quy định và NĐĐCCQHCNN đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi về vật chất, tinh thần tương xứng với tính chất, mức độ nguy hại cho xã hội của hành vi vi phạm do họ gây ra.

- Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước

+ Đặc điểm về chủ thể chịu trách nhiệm pháp lý là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước. Trong nhiều trường hợp căn cứ truy cứu trách nhiệm đối với cá nhân vi phạm pháp luật có quy định về dấu hiệu chủ thể là người đứng đầu cơ quan nhà nước và là yếu tố cấu thành của hành vi vi phạm pháp luật đó. Ví dụ: Bộ Luật hình sự của nước ta có chương quy định các tội phạm về chức vụ

+ Cơ sở phát sinh trách nhiệm pháp lý của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước hiểu theo nghĩa tiêu cực là hành vi vi phạm pháp luật của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong hoạt động công vụ.

+ Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi vi phạm pháp luật của công chức thuộc quyền quản lý.

+ Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cũng được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc đề nghị người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

+ Hành vi vi phạm pháp luật của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước được coi là tình tiết tăng nặng trong việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với công chức.

- Các hình thức trách nhiệm pháp lý của người đứng đầu cơ quan hành chính

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước pptx (Trang 26 - 32)