Tiêu chí về hình thức

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước pptx (Trang 43 - 45)

- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp đưa vào hồ sơ cá nhân để được

1.3.1.2.Tiêu chí về hình thức

+ Tính toàn diện: Tính toàn diện là tiêu chuẩn cơ bản thể hiện mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Đây cũng là tiêu chí hàng đầu để đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu. Cũng như đối với hệ thống pháp luật, tính toàn diện là tiêu chuẩn để “định lượng” pháp luật về trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN, có ý nghĩa quan trọng nhằm tiếp tục nghiên cứu để “định tính” chúng. Tính toàn diện đòi hỏi pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu phải có đầy đủ các chế định pháp luật phù hợp với đặc trưng của từng loại hình trách nhiệm cụ thể như: trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, TNHS, TNVC...và thể hiện thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương ứng, đồng thời trong từng chế định pháp luật đó phải có đầy đủ các quy phạm pháp luật cần thiết.

-Bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả và khả thi.

Tính minh bạch của pháp luật được thể hiện ở sự công khai, chính xác, mục đích rõ ràng của cơ quan ban hành pháp luật và cơ quan tổ chức thực thi pháp luật và quan trọng hơn đó là gắn với những bảo đảm để người dân có thể tiếp cận với các quy định của pháp luật để tham gia tích cực vào các quan hệ pháp luật.

Đối với pháp luật về trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN, tính minh bạch bảo đảm cho người dân giám sát được NĐĐCCQHCNN, bên cạnh đó các cơ quan nhà nước kiểm soát được hoạt động của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong thực thi nhiệm vụ, công vụ được giao phó.

Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay tính minh bạch phải được thể hiện trong quá trình xây dựng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và thực thi các văn bản quy phạm pháp luật nói chung và các văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN nói riêng. Trong những năm qua, các văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN đã được công bố công khai trên Công báo, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, với đặc điểm trình độ dân trí ở nước ta còn chưa cao việc công khai không chỉ dừng ở mức độ đăng tải trên Công báo và các phương tiện thông tin đại chúng mà cần phải tính đến

việc chuyển tải những nội dung quy định của pháp luật tới từng đối tượng người dân một cách hữu hiệu nhất thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng các cơ quan hành chính nhà nước về hình thức và nội dung pháp luật mà còn đánh giá sự tác động của các quy định pháp luật đối với chính trị, kinh tế - xã hội và hiệu quả của sự tác động đó. Hiệu quả của pháp luật về trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN chính là khả năng tác động vào các quan hệ xã hội về trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN. Hiệu quả của pháp luật về trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN phải được đánh giá gắn liền với hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước và kết quả chính trị, kinh tế - xã hội mà pháp luật góp phần mang lại, từ đó cho thấy pháp luật về trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của nhà nước XHCN, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay.

+ Tính đồng bộ: Tính đồng bộ của pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu thể hiện sự thống nhất của nó, đòi hỏi giữa các bộ phận của pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu không được trùng lặp, chồng chéo hoặc mâu thuẫn với nhau. Tính đồng bộ của pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu thể hiện ở hai mức độ:

ở cấp độ chung, đó là sự đồng bộ giữa các chế định pháp luật tương ứng với các loại hình trách nhiệm của người đứng đầu (ví dụ trách nhiệm hành chính, TNVC, trách nhiệm dân sự, TNHS...).

ở cấp độ cụ thể, tính đồng bộ thể hiện sự thống nhất, không mâu thuẫn, không trùng lặp, chồng chéo trong mỗi chế định pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu và giữa các quy phạm pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu với nhau.

+ Hình thức văn bản: Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật tiến bộ nhất, trong đó được phân ra theo thứ bậc cao thấp khác nhau là Hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật. Pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu được coi là hoàn thiện phải được ban hành dưới hình thức cao là đạo luật mang tính pháp điển cao. Ngoài ra, các văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu phải được ban hành đúng thẩm quyền có hình thức kết cấu, bố cục chặt chẽ, hợp lý.

+ Kỹ thuật lập pháp: Một hệ thống pháp luật hoàn thiện phải được xây dựng ở trình độ kỹ thuật lập pháp cao, yêu cầu này cũng đúng đối với pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu. Điều này đòi hỏi quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu phải được tiến hành theo những nguyên tắc tối ưu, xác định chính xác cơ cấu nội tại của pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu, được biểu đạt bằng ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, cô đọng, lôgíc, chính xác và một nghĩa, đồng thời mang tính phổ thông và ổn định cao.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước pptx (Trang 43 - 45)