- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp đưa vào hồ sơ cá nhân để được
1.4.5. Những giá trị tham khảo cho hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam
người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam
Qua nghiên cứu pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính của một số nước cho thấy rằng.
Một, đa phần các nước trên thế giới đều xác định pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước là một chế định, một bộ phận quan trọng trong Luật công vụ, công chức, Luật Đạo đức công vụ.
Luật pháp các nước thường quy định cụ thể về trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN trong các văn bản pháp luật theo từng đối tượng, vị trí, cơ quan (Thủ tướng, Bộ trưởng, Vụ trưởng, Cục trưởng, Trưởng phòng...)
Hai, về tuyển chọn người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước nhiều nước thực hiện bằng phương thức thi tuyển công khai (trừ Thủ tướng). Ví dụ như Trung quốc từ năm 2000 đã thí điểm thi tuyển các chức danh Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng. Pháp luật các nước có quy định thẩm quyền cấp trưởng được chọn cấp phó.
Ba, pháp luật về trách nhiệm đứng đầu của nhiều nước đều coi trọng và qui định khá cụ thể về trách nhiệm chính trị, trách nhiệm đạo đức của người đứng đầu.
Bốn, các nước đều qui định khá cụ thể cơ chế kiểm tra, giám sát về thực hiện chức năng, nhiệm vụ... lãnh đạo, quản lý của người đứng đầu.
Năm, Việc thực hiện trách nhiệm của NĐĐCCQHCNN gắn với việc tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước theo các nguyên tắc công khai, dân chủ và minh bạch, theo đó việc giao vị trí đứng đầu cơ quan hành chính cho một cá nhân được thực hiện theo nguyên tắc cạnh tranh (thông qua thi tuyển) và các cơ chế bổ nhiệm mang tính minh bạch.
Phần thứ hai
pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước - thực trạng và
những vấn đề đặt ra