Nguyên nhân của những hạn chế và bất cập

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước pptx (Trang 100 - 101)

- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp đưa vào hồ sơ cá nhân để được

2.2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế và bất cập

Những hạn chế tồn tại pháp luật trên đây có những nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau:

Một là, nước ta đang trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, lực lượng sản xuất phát triển kém, nền kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, năng xuất lao động thấp kém. Những tàn dư của thực dân phong kiến sót lại còn nhiều, tư tưởng cục bộ, coi nhẹ luật nước “phép vua thua lệ làng” đã tồn tại trong thời gian dài có ảnh hưởng tiêu cực đến ý thức pháp luật của người dân nói chung và cả cán bộ, công chức nói riêng. Vì vậy xây dựng thói quen ứng xử theo pháp luật cũng phải đòi hỏi có thời gian và nhiều nỗ lực.

Hai là, đất nước trải qua chiến tranh nhiều năm, hậu quả để lại nặng nề trên nhiều lĩnh vực - trong đó ảnh hưởng không nhỏ tới cách tư duy và hành động của con người. Cách tư duy thời chiến với sự điều hành của nhà nước chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính đã dẫn đến thái độ coi nhẹ giá trị xã hội của pháp luật, xem nhẹ vai trò của pháp luật từ phía người dân và không ít cán bộ, tình trạng buông lỏng, không coi trọng nguyên tắc nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật muốn dùng chính sách, quan điểm, và các phương tiện khác để thay thế cho pháp luật đã diễn ra khá phổ biến và còn ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình đổi mới đất nước nói chung và xác định đúng đắn vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước nói riêng.

Ba là, chưa có sự đầu tư đúng mức cho việc nghiên cứu một cách cơ bản có hệ thống của lý luận và thực tiễn về người đứng đầu và pháp luật điều chỉnh người đứng đầu ở Việt Nam. Còn lúng túng về lý luận xác định như thế nào là người đứng đầu, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước; trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân người đứng đầu mối quan hệ giữa tập thể lãnh đạo và cá nhân người đứng đầu... phạm vi điều chỉnh pháp luật về trách nhiệm người đứng đầu chưa đầy đủ và rõ ràng...

Bốn là, Nhiều qui định pháp luật về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước còn mang tính chung chung, thiếu cụ thể, chưa rõ ràng. Còn có khoảng trống cho các qui phạm pháp luật điều chỉnh... Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực thi pháp luật và hạn chế đến hiệu quả điều chỉnh của pháp luật.

Bốn là, qui trình xây dựng pháp luật, công tác tổ chức soạn thảo các chương trình, dự án, dự thảo đối với pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu chưa được đầu tư chính đáng về thời gian, công sức và điều kiện tài chính; chưa thu hút được sự tham gia đúng đắn của các nhà chuyên môn, các nhà khoa học và chưa có sự khảo sát đầy đủ điều kiện thực tiễn để xây dựng pháp luật cho phù hợp và đưa pháp luật vào thực tiễn.

Năm là, nhiều qui định pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước còn mang tính chung chung, thiếu cụ thể, chưa rõ ràng. Còn có khoảng trống chưa có qui phạm pháp luật điều chỉnh... Điều đó, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực thi pháp luật và hạn chế hiệu quả điều chỉnh của pháp luật.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước pptx (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)